Những khó khăn trong việc phân định các phƣơng tiện biểu thị ýnghĩa tình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 60 - 69)

2.2.2 .Các phương tiện từ vựngbiểu thị ýnghĩa tìnhthái

2.3. Những khó khăn trong việc phân định các phƣơng tiện biểu thị ýnghĩa tình

thái trong tiếng Việt

Các phƣơng tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt vốn đa dạng, bao gồm nhiều loại và thuộc các bình diện khác nhau. Tuy nhiên đó khơng phải là khó khăn duy nhất khi phân định các phƣơng tiện tình thái vào các loại khác nhau. Do đặc trƣng loại hình ngơn ngữ đơn lập, phƣơng tiện hƣ từ và trật tự từ là phƣơng tiện quan trọng để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp, các ý nghĩa tình thái của phát ngơn trong từng hồn cảnh cụ thể. Một hƣ từ có thể là phƣơng tiện biểu thị tình thái thuộc nhiều loại khác nhau. Sau đây, chúng tơi trình bày khảo sát về từ ĐÃ để minh họa cho những khó khăn cho việc phân định này.

Từ đã trong tiếng Việt là một từ rất phức tạp. Hiện nay, có khá nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề có một từ đã đa nghĩa hay nhiều từ đã đồng âm. Theo Từ điển tiếng Việt, bản thân từ đã nằm ở hai mảng từ vựng đối lập nhau: vừa là thực từ, vừa là hƣ từ. Đơn vị từ vựng này có thể xuất hiện ở những vị trí khác nhau. Chúng tơi khảo sát và phân

tích những thuộc tính cú pháp – ngữ nghĩa ứng với từng vị trí mà đã xuất hiện trong câu hay phát ngơn. Xét các câu dƣới đây:

a. Ăn cho đã thèm. b. Chơi có đã khơng? c. Đãkhổ chƣa kia chứ! d. Đã nói là làm.

e. Đã ăn đâu mà no. g. Tôi đã đi Hạ Long

h. Ngày mai anh đến thì tơi đã đi rồi. i. Ăn đã.

k. Mới 7h sáng mà đã tắc đƣờng. l. Mẹ tôi về hƣu đã 5 năm.

m. Đã đành là mệt nhƣng phải cố gắng hồn thành thơi.

Từ các ví dụ trên, có thể nói từ đã xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau và chuyển tải những đặc trƣng ngữ nghĩa – cú pháp khác nhau. Từ đã có thể là một tính từ (a và b), hoặc là một trợ từ (c, d và e), hoặc một phó từ chỉ thời thể (g, h) hay trợ từ tình thái (i, k,l), tiểu từ (i) hoặc đã tạo nên các đặc ngữ (m).

a. Đã – tính từ

Từ đã có khả năng là một thực từ, cụ thể là tính từ. Lúc này, đã mang nghĩa: ở

trạng thái hồn tồn hài lịng do nhu cầu sinh lí hoặc tâm lí nào đó đƣợc đáp ứng đầy đủ [Hoàng Phê, 1997, tr.366]. Trong trƣờng hợp này, câu chứa đã có tiền giả định là trƣớc đó khơng đƣợc thỏa mãn.

Ví dụ: Ăn đã thèm. Ngủ chƣa đã mắt.

Từ đã trong tƣ cách này có thể đóng vai trị vị ngữ chính trong câu. Vd: Có

đã khơng?

Có thể thêm từ cho vào trƣớc tính từ đã. Cũng có thể thêm các từ chưa, không,

rất ở trƣớc và quá, lắm ở sau tính từ đã. Đây có thể xem là một dấu hiệu để nhận biết đã

với tƣ cách tính từ để phân biệt nó với những tƣ cách khác. Ví dụ: Ăn cho đã thèm. Ngủ cho đã mắt. Uống cho đã khát.

b. Đã – trợ từ

Đã với tƣ cách là trợ từ khơng có ý nghĩa từ vựng chân thực, không đảm nhiệm

chức năng thành phần câu. Trợ từ đã đƣợc đặt trƣớc một động từ hay tính từ để nhấn mạnh ý nghĩa mà từ ấy biểu thị.

Ví dụ: Nơng dân đã nói là làm, đã đi là đến, đã bàn là thông. Thếđã khổ chƣa kia chứ! → câu cảm thán.

Đã dễ gì qua mặt đƣợc nó. → câu có hàm ý phủ định.

Trong những câu cảm thán và câu có hàm ý phủ định nhƣ trên thì trợ từ đã chỉ kết hợp với tính từ để nhấn mạnh mức độ, tính chất mà tính từ đó biểu thị mà khơng thể kết hợp với động từ.

Trong cấu trúc chưa chắc đã, trợ từ đã có thể kết hợp với động từ hoặc tính từ. Ví dụ: Tơi nói chưa chắc nó đã nghe.

Cứ theo tiến độ nhƣ hiện nay thì đến dự án này đến sang năm cũng chưa chắc đã xong. Trong tổ hợp với các từ phủ định: chưa, đâu hoặc các từ để hỏi: nào, bao giờ, khi

nào… trợ từ đã bổ sung ý nhấn mạnh thêm vào sự phủ định của sự tình và để tạo các

phát ngơn phủ định, bác bỏ. Ví dụ: Nó đã ăn đâu.

→ câu này tƣơng đƣơng với: nó chƣa ăn. Tơi nào đã bao giờ không nghe anh.

→ câu này tƣơng đƣơng với: Tôi không bao giờ không nghe anh.

c. Đã – phó từ chỉ thời

Trong lịch sử nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt từ trƣớc tới nay, đã thƣờng đƣợc các

tác giả coi là một thành viên của nhóm các phó từ chỉ thời thể bao gồm: đã, đang, sẽ,

sắp, vừa, mới… Trong nội bộ nhóm, đã lại đƣợc xếp với vừa, mới, mới vừa, vừa mới để

biểu thị ý nghĩa ngữ pháp chỉ thời quá khứ của động từ.

Tuy nhiên, cũng có những tác giả cho rằng đã khơng chỉ thời. Theo Nguyễn Đức

Dân, trong Logic và tiếng Việt, đã khơng chỉ thời bởi mấy lẽ sau đây:

- Nó có thể gắn với sự kiện xảy ra trong tƣơng lai hoặc hiện tại: Ngày mai, anh ấy

đã bay rồi.

- Nó có thể biểu đạt hành vi mệnh lệnh xảy ra trong tƣơng lai: Chờ cho tạnh mƣa

- Nó có thể biểu đạt ý nghĩa của sự chuyển đổi trạng thái: Đã đến giờ con phải đi ngủ. Tóc mẹ tơi đã bạc.

- Từ tình thái làm cho sự kiện đƣợc nêu ở cụm từ làm bổ ngữ chƣa xảy ra, dù bổ ngữ có xuất hiện từ đã hay khơng: Phê bình chƣa chắc nó đã nghe.

- Đã cịn có thể mang nghĩa thỏa mãn nhƣ: Ăn đã miệng.

Nhƣ vậy, tác giả đã khơng phân biệt phó từ đã chỉ thời với các từ đã khác (tính từ, trợ từ, tiểu từ) và đi đến kết luận đã không chỉ thời.

Trên thực tế, nếu nhƣ ý nghĩa quá khứ đƣợc hiểu là ý nghĩa định vị một sự tình ở vào trƣớc thời điểm mốc, thì đã ln ln có ý nghĩa quá khứ dù đi với vị từ nào và dù đi với khung thời gian nào. Ví dụ:

→ Với khung thời gian hiện tại:

- Cụ cố Hồng đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai… → Với khung thời gian tƣơng lai:

- Ngày mai, anh đến thì tơi đã đi rồi.

Rõ ràng là, ngay cả trong ngữ cảnh tƣơng lai thì đã vẫn biểu thị sự kiện diễn ra

trƣớc mốc. Và phó từ đã có thể biểu hiện ý nghĩa quá khứ tuyệt đối và ý nghĩa quá khứ tƣơng đối.

Đã có ý nghĩa quá khứ tuyệt đối khi biểu thị một sự tình xảy ra trƣớc thời điểm nói

hoặc trƣớc một thời điểm mốc nằm trong quá khứ. Ví dụ: Tơi đã đi Hạ Long.

Hồi trƣớc, tôi đã sống ở châu Âu.

Đã với ý nghĩa quá khứ tƣơng đối khi biểu thị một sự tình xảy ra trƣớc một thời

điểm mốc nằm ở tƣơng lai.

Ví dụ: Ngày mai anh đến thì tơi đã đi rồi.

Sự kiện tôi đi chƣa diễn ra ở hiện tại nhƣng so với thời điểm mốc là lúc anh đến thì việc này diễn ra rồi, nghĩa là việc này diễn ra trƣớc mốc.

d. Đã – phó từ chỉ thể

Ý nghĩa ổn định của đã có thể coi là ý nghĩa thể dĩ thành, nhƣ quan điểm của Cao Xuân Hạo, trong đó, thể dĩ thành đƣợc hiểu là một biến thái của thể hoàn thành, biểu thị “ý nghĩa khái quát về một sự thể hay một biến cố đã diễn ra trong q khứ nhưng kết

Ngồi ý nghĩa trên, đã có thể biểu thị các ý nghĩa kết thúc/phi kết thúc. Tuy nhiên, các ý nghĩa này phụ thuộc vào chỗ đã kết hợp với loại vị từ nào hay đƣợc đặt trong văn cảnh nào.

- Khi kết hợp với vị từ hành động [+ động, + chủ ý], đã cho biết hành động đã bắt đầu và kết thúc hồn tồn trƣớc thời điểm mốc.

Ví dụ: Nó đã ăn cơm.

Hành động ăn trong câu trên đã diễn ra và kết thúc trƣớc thời điểm mốc.

Đặc biệt, nếu đã kết hợp với các vị từ biểu thị một biến cố điểm tính (tức là những biến cố xảy ra rất nhanh, khơng có chiều dài thời gian, đến mức đƣợc coi nhƣ điểm bắt đầu và điểm kết thúc trùng làm một) nhƣ: chớp, lóe, phụt, bắt đầu, chấm dứt… thì biểu hiện này của đã lại càng rõ hơn.

- Khi kết hợp với các vị từ tĩnh, chỉ trạng thái, tƣ thế nhƣ: đau, lo lắng, sớm,

muộn… hay nằm, ở, ngồi, ngủ…, phó từ đã biểu thị hành động bắt đầu trong quá khứ

nhƣng chƣa kết thúc ở thời điểm hiện tại.

Ví dụ: Nó đã ngủ → ngủ bắt đầu từ trong quá khứ, kéo dài cho đến thời điểm hiện tại và chƣa biết khi nào nó sẽ dậy.

e. Đã – trợ từ tình thái

Có 2 loại trợ từ tình tháiđã phân biệt với nhau về vị trí:

- Đã chuyên đứng trƣớc danh từ hay cụm danh từ để nhấn mạnh hoặc biểu thị sự

đánh giá của ngƣời nói đối với sự tình đƣợc nêu trong câu.

- Đã đứng trƣớc vị từ biểu thị sự đánh giá của ngƣời nói trong các kết hợp có tính

chất cố định (mới … đã; chưa … đã; đã … lại).

- Đã đứng trước danh từ, cụm danh từ

Trong tổ hợp với danh từ và cụm danh từ chỉ thời gian, đã biểu thị ý nghĩa sự tình trong câu diễn ra đã lâu.

Ví dụ: Anh ấy lấy vợ đã 3 năm.

So sánh với câu Anh ấy lấy vợ 3 năm, ta thấy câu không chứa đã chỉ là một thông báo miêu tả trung tính cịn câu chứa đã ngồi nội dung thơng báo cịn hàm chứa ý đánh giá của ngƣời nói: việc xảy ra đã lâu, thời gian 3 năm là dài.

Tƣơng tự nhƣ vậy, với những trƣờng hợp nhƣ: Ơng ấy năm nay đã ngồi 60 hay

Đã tháng 6 rồi cũng có hàm ý đánh giá số tuổi ấy là nhiều hay thời gian đó là muộn, lâu.

Để diễn đạt ý ngƣợc lại, ngƣời ta sẽ thay thế đã bằng mới. Ví dụ: Anh ấy lấy vợ

nêu trong phát ngơn là ít, là sớm. Và vì vậy sự kết hợp giữa đã và mới sẽ diễn tả hai sự tình trái ngƣợc nhau.

- Đã – đứng trước vị từ

Khi hoạt động trong câu, đã có thể kết hợp với những từ khác tạo thành những cấu trúc cố định, biểu hiện một sắc thái nghĩa mới cho câu. Đó là các tổ hợp nhƣ: mới/vừa

P1 đã P2, chưa P1 đã P2, đã P1 nhưng chưa P2, đã P1 lại (còn) P2. - Tổ hợp mới/vừa P1 đã P2

Tổ hợp mới/vừa P1 đã P2 diễn tả sự tiếp nối của hai hành động. Hành động trạng thái sau diễn ra khi hành động trƣớc cũng vừa diễn ra. Nó muốn nhấn mạnh tính chất quá sớm của hành động trạng thái sau. Ví dụ:

Tơi mới ăn đã đói.

Cơ ấy vừa đến đã đi tìm anh ấy.

Các kết cấu này có thể quy về kiểu cấu trúc của quan hệ nghịch nhân quả sớm. Nói là nghịch nhân quả sớm vì ý nghĩa của hai vế đối lập nhau và sự kiện đƣợc phản ánh diễn ra nhanh hơn mong đợi, nhanh hơn sự hình dung chủ quan của ngƣời nói. Trong đó vế

mới/vừa P1 biểu thị mức độ thấp của một hành động, sự việc nào đó; vế đã P2 biểu thị

một sự việc, một hành động khác, xảy ra nhanh hơn, sớm hơn mức độ thông thƣờng.

- Tổ hợp chưa P1 đã P2

Tổ hợp chưa P1 đã P2 biểu thị mức độ cao hơn mức độ mà mới/vừa P1 đã P2 biểu thị. Nếu nhƣ mới/vừa P1 biểu thị mức độ thấp, ít, nhanh hay sớm của một sự tình nào đó thì chưa P1 biểu thị mức độ ấy ở con số khơng, nghĩa là sự việc đó cịn chƣa bắt đầu, chƣa xảy ra.

Ví dụ: Mẹ bắt đƣợc…

Chưa đánh roi nào đã khóc

(Thơ Giang Nam)

Đây cũng là quan hệ nghịch nhân quả sớm và sự nhấn mạnh đƣợc nâng lên ở

mức cao hơn.

- Tổ hợp đã P1 chưa P2

Tổ hợp đã P1 chưa P2 biểu thị ý nghĩa ngƣợc lại với tổ hợp mới/vừa P1đã P2.

Nếu nhƣ tổ hợp mới/vừa P1 đã P2 biểu thị ý sớm hơn dự tính thì đã P1 chưa P2 ngụ ý muộn hơn dự tính.

Đây là quan hệ nghịch nhân quả muộn và đã vẫn biểu thị ý nghĩa nhiều, dài, lâu.

Anh ấy đã hơn 40 tuổi, theo ngƣời nói đánh giá là quá nhiều và vẫn chƣa lấy vợ đƣợc hiểu là quá muộn so với chuẩn thông thƣờng.

- Tổ hợp đã P1 lại (còn) P2

Kết cấu này biểu thị ý nghĩa tƣơng tự kết cấu khơng những … mà cịn để tạo thành một phát ngơn có ý nghĩa tăng biến.

Ví dụ: Cơ ấy đã giỏi lại cịn chăm.

Thằng ấy đã nghiện rƣợu lại còn nghiện thuốc lá.

Tổ hợp này biểu thị một sự tăng tiến về mức độ của hai sự kiện đƣợc nêu trong câu. Hai sự kiện này phải là hai sự kiện đồng hƣớng hay cùng một phẩm chất đánh giá. Cụ thể, đối với ví dụ thứ nhất, giỏi và chăm đều là những phẩm chất tốt. Ngƣợc lại, ở ví dụ thứ hai, nghiện rượu và nghiện thuốc lá đều là hai thuộc tính xấu.

g. Đã – tiểu từ tình thái cuối câu

Trong trƣờng hợp đã đứng cuối câu, P đã cho biết giả định của ngƣời nói về tính ƣu tiên của việc thực hiện hành động này so với hành động khác. Với P đã, ngƣời nói muốn ngƣời nghe thực hiện một hành động P trƣớc một hành động P’ nào đó mà ngƣời nói cho rằng ngƣời nghe có ý thực hiện. Ngƣời nói cho rằng nên thực hiện hành động P trƣớc, P có thể là hành động tiên quyết để có hành động P’. Ví dụ:

a) Trung và Mão muốn về, Hộ bảo luôn:

- Thong thả đã! Đi đâu mà vội? Chúng mình uống rƣợu… Tơi có tiền…

(Đời thừa – Nam Cao)

b) - Vào đây uống nƣớc đã, Khánh. Đi đâu mà vội thế chú mày?

(Các vĩ nhân tỉnh lẻ - Dƣơng Thu Hƣơng) Ở cả hai ví dụ trên, việc sử dụng tiểu từ đã thể hiện ý ngƣời nói muốn ngƣời nghe thực hiện hành động mà ngƣời nói đề xuất trƣớc, sau đó thực hiện hành động dự tính của ngƣời nghe. Cũng nhƣ các tiểu từ tình thái cuối câu khác nhƣ: đi, nhé, thôi, nào…,

đã mang lại sắc thái cầu khiến cho câu. Và khi đã đứng cuối câu thì đã chỉ có mặt trong

câu chứ khơng có mặt trong cụm động từ vì vậy chỉ cần động từ + đã cũng có thể tạo thành một câu độc lập.

h. Đã – tạo nên các đặc ngữ tình thái

- Đã đành: tổ hợp biểu thị điều vừa nói đến đƣợc coi là dĩ nhiên, nhằm bổ sung,

nêu ra một điều khác đƣợc coi là quan trọng hơn.

Ví dụ: Đã đành là muộn nhƣng muộn cịn hơn khơng!

- Đã sao: tổ hợp biểu thị một ý thách thức, nhằm giữ ngun ý kiến của mình, dù

có điều gì xảy ra.

Ví dụ: Anh khơng đi thì tơi đi, đã sao!

Đơi khi tổ hợp này có thể thêm từ làm vào giữa: đã làm sao. Ví dụ: Và thị nghĩ: thì ngủ, ngủ thì đã làm sao!

(Chí Phèo – Nam Cao)

- Đã trót phải trét: tổ hợp biểu thị ý nghĩa đã tiến hành làm thì dù có khó khăn

cũng phải làm cho xong.

2.4. Tiểu kết

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính điển hình, đồng thời là một ngơn ngữ thanh điệu tính, phƣơng tiện ngữ pháp chủ yếu là hƣ từ và trật tự từ. Cũng nhƣ các ngôn ngữ khác, tiếng Việt sử dụng các phƣơng tiện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp để biểu thị ý nghĩa tình thái. Tuy nhiên, do đặc trƣng đơn lập, thanh điệu tính nên việc sử dụng phƣơng tiện ngữ âm nhƣ ngữ điệu, trọng âm là rất hạn chế vì phải ƣu tiên cho thanh điệu. Việc sử dụng phƣơng tiện ngữ pháp nhƣ đảo vị trí của từ trong câu cũng khơng đƣợc sử dụng nhiều. Vì vậy, tiếng Việt sử dụng nhiều các phƣơng tiện từ vựng để thể hiện ý nghĩa tình thái nhƣ: động từ, phó từ, trợ từ, tiểu từ tình thái.

Trên cơ sở các phƣơng tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp biểu thị ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt, chúng tôi giới thuyết đối tƣợng khảo sát nghiên cứu của luận án là giảng dạy các phƣơng tiện từ vựng biểu thị ý nghĩa tình thái cho ngƣời nƣớc ngồi bao

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)