Phƣơng tiện ngữ âm biểu thị ý nghĩa tình thái là ngữ điệu và trọng âm. Trên thực tế, ngữ điệu là yếu tố không thể thiếu đƣợc của phát ngôn. Ngữ điệu không chỉ là yếu tố cấu thành câu mà còn là một phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình thái của câu. Ngữ điệu xuất hiện nhƣ những phƣơng tiện biểu thị các quan hệ ngữ nghĩa cùng với sự tác động của cấu trúc cú pháp và thành phần từ vựng của câu.
Trong thực tế sử dụng tiếng Việt, ngữ điệu (lên giọng, xuống giọng, kéo dài giọng…) thƣờng kết hợp với các trợ từ, các quán ngữ hoặc các thành phần khác của câu để tạo nên các ý nghĩa tình thái.
Ví dụ:
- Bây giờ ta bàn phương án tác chiến mới nhé! - Đấy, cứ thế! Bây giờ mày quét đi tao xem nào! - Anh vẫn ở khách sạn Hịa Bình chứ?
Các dấu câu chấm than, hỏi chấm đƣợc xem nhƣ là sự biểu thị của ngữ điệu trên chữ viết kết hợp với các tiểu từnhé, nào, chứbiểu thị tình thái đề nghị, yêu cầu của câu cầu khiến hay câu nghi vấn.
Trong một số trƣờng hợp khác, tiếng Việt có sử dụng trọng âm kết hợp với ngữ điệu để thể hiện sự đánh giá của ngƣời nói về nội dung hiện thực.
Ví dụ:
- Đẹp gì mà đẹp!
Việc nhấn mạnh vào gì cũng nhƣ kéo dài giọng ở tính từđẹp cuối câu của ngƣời
nói sẽ thể hiện tình thái của phát ngơn: bác bỏđẹp. Nội dung tình thái của phát ngơn này là: không đẹp.
Nhƣ vậy, trong tiếng Việt, có sử dụng phƣơng tiện ngữ âm để biểu thị ý nghĩa tình thái. Tuy nhiên, tiếng Việt là ngơn ngữ thanh điệu tính, vì vậy, vai trị của ngữ điệu mờ nhạt, khơng điển hình, hơn nữa rất khó thể hiện trong giáo trình dạy tiếng. Vì vậy, luận án không chủ trƣơng tập trung khảo sát loại phƣơng tiện này.