Lý thuyết giaotiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 38 - 43)

1.2.2 .Lý thuyết hành động ngôn từ

1.2.3. Lý thuyết giaotiếp

1.2.3.1. Khái niệm giao tiếp

Giao tiếp là hiện tƣợng phổ quát trong xã hội, đó là sự tiếp xúc giữa các cá thể trong một cộng đồng xã hội để truyền đạt một nội dung nào đó. Giao tiếp là một trong những đặc trƣng của xã hội, giúp phân biệt xã hội với các quần thể khác không phải là xã hội. Con ngƣời có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều phƣơng tiện khác nhau nhƣ: bằng âm thanh, bằng ánh sáng và bằng hành động vật lí. Giao tiếp bằng âm thanh là cách dùng miệng để nói với nhau những điều cần nói; hoặc dùng các phƣơng tiện tạo ra âm thanh, tiếng động nhƣ thổi tù và, đánh trống, đánh mõ để báo hiệu cho nhau.

Giao tiếp bằng ngôn ngữ của con ngƣời là phƣơng tiện tiện lợi nhất và hữu hiệu nhất. Lênin đã nói: “Ngơn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp trọng yếu của con ngƣời”. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là hiện tƣợng diễn ra hàng ngày trong các cộng đồng ngơn ngữ và nó thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu có những mối quan tâm khác nhau. Theo Diệp Quang Ban trong cơng trình Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, giao tiếp đƣợc hiểu theo một số cách sau đây:

a. Một cách đơn giản và chung nhất, giao tiếp đƣợc hiểu là q trình thơng tin diễn ra giữa ít nhất là hai ngƣời giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và một tình huống nhất định. Định nghĩa này sát với việc con ngƣời thực hiện các cuộc trao đổi bằng lời trong đời sống thƣờng nhật, và trong định nghĩa này cần chú ý đến ba yếu tố sau:

- Giao tiếp là một “q trình trao đổi thơng tin ít nhất là giữa hai ngƣời giao tiếp trao đổi với nhau”, không nhất thiết phải là hai “con ngƣời” tách biệt nhau, nghĩa là có thể một ngƣời tự trao đổi thông tin với chính mình. Tuy nhiên, trƣờng hợp một mình mình nói một mình mình nghe khơng phải là một hiện tƣợng phổ biến, nếu hiện tƣợng này xảy ra đều đặn ở một ngƣời, thì đó là một hiện tƣợng bệnh lí.

- Ý “hai ngƣời giao tiếp trao đổi với nhau” dùng chỉ sự “cộng tác” của phía ngƣời giao tiếp thứ hai, nếu ngƣời thứ hai khơng cộng tác thì giao tiếp không thể diễn ra, ngƣời thứ nhất sẽ “bị bỏ rơi”.

- Sự giao tiếp bao giờ cũng “gắn với một tình huống và một ngữ cảnh nhất định”. Ngữ cảnh là tất cả những yếu tốbên ngồi q trình trao đổi đó (kể cả hồn cảnh khơng gian, thời gian) có quan hệ với q trình đó. Ngữ cảnh là nơi cung cấp đề tài, nhân vật, điều kiện cho giao tiếp diễn ra, và qua đó, quy định cả cách thức tiến hành cuộc giao tiếp. Tình huống đƣợc hiểu là cái khung sự việc chung thƣờng lặp đi lặp lại có thể hình

dung nhƣ một kịch bản cho sẵn (nhƣ bữa cơm gia đình, buổi học ở lớp học, cuộc giải trí trong giờ ra chơi, cuộc khám chữa bệnh…).

Nhƣ vậy, cả ba yếu tố “quá trình trao đổi tin giữa hai ngƣời”, “hai ngƣời giao tiếp trao đổi với nhau”, “gắn với một tình huống và ngữ cảnh” đều cần thiết cho cuộc giao tiếp đƣợc thực hiện.

b. Với cách hiểu có tính chất chun mơn, giao tiếp đƣợc định nghĩa là một thuật ngữ chỉ loại, bao trùm tất cả các thơng điệpđƣợc phát ra trong những ngữ cảnh và tình huống khác nhau. Thông điệp trong ngôn ngữ học đƣợc hiểu là tin đƣợc mã hóa thành lời nói hoặc lời viết, đƣợc truyền từ ngƣời phát đến ngƣời nhận. Trong cách hiểu này, giao tiếp đƣợc coi nhƣ tên gọi của tất cả các kết quả của hành động xã hội bằng ngôn ngữ, chƣa phân biệt các mục đích cụ thể, xuất hiện trong những hồn cảnh khơng gian thời gian khác nhau, trong những tình huống xã hội khác nhau (nhƣ trong bữa cơm gia đình, trong cuộc trị chuyện đi trên đƣờng…).

c. Trong ngôn ngữ học, giao tiếp đôi khi đƣợc dùng nhƣ là từ đồng nghĩa hoặc phần nào đồng nghĩa với những thuật ngữ nhƣ lời nói (trong sự đối lập với “ngơn ngữ”), cách dùng (trong sự đối lập với “lƣợc đồ”), hành vi (trong sự đối lập với “mã”), hành năng (tức là năng lực thực hiện, trong sự đối lập với “tri năng”, tức là “năng lực hiểu biết”). Thông qua những tên gọi đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với giao tiếp này thì giao tiếp đƣợc nhìn nhận nhƣ là những cái vốn có trong thơng điệp ngơn ngữ: qua bình diện nội dung và bình diện biểu thị (hình thức) của thơng điệp bằng ngơn ngữ, ngƣời ta có thể hiểu tình huống, ngữ cảnh, và bản thân những ngƣời trao đổi lời với nhau tự thể hiện mình. Cách định nghĩa giao tiếp nhƣ thế này đƣợc coi là cách định nghĩa có tính chất trung hịa, có quan tâm đến những truyền thống khác nhau trong ngôn ngữ học, chẳng hạn nhƣ truyền thống phân biệt giữa một bên là “ngôn ngữ” hay “hệ thống” với bên kia là “lời nói” hay “hành vi”.

Trong quá trình giao tiếp, ngôn ngữ thực hiện hai chức năng quan trọng nhất là chức năng giao dịch và chức năng liên nhân.

Chức năng mà ngôn ngữ học đƣợc dùng trong việc diễn đạt kinh nghiệm, tức diễn đạt các “nội dung sự việc”, các “mệnh đề” đƣợc gọi là chức năng giao dịch (transactional function), còn đƣợc gọi là chức năng biểu thị, quy chiếu, quan niệm hay miêu tả. Chức năng của ngôn ngữ dùng trong việc diễn đạt các quan hệ xã hội và thái độ của cá nhân có tên gọi là chức năng liên nhân (interpersonal function), còn gọi là chức

năng tƣơng tác hay bộc lộ, biểu cảm hay bộc lộ - xã hội. Sự phân biệt giữa hai chức năng này không loại trừ nhau, tức là trong một phát ngơn, trong một văn bản có thể có cả hai chức năng.

Trong hội thoại thƣờng nhật, ngôn ngữ đƣợc sử dụng trƣớc hết với đặc trƣng của chứcnăng liên nhân. Việc sử dụng các phƣơng tiện biểu thị tình thái trong quá trình giao tiếp thể hiện chức năng liên nhân một cách rõ ràng. Chẳng hạn, khi hai ngƣời ngồi chung với nhau trên một chuyến xe đƣờng dài, những lời mở đầu nhƣ (1) “Anh đi đâu

vậy?”, hay (2) “May quá, hôm nay mát hơn hôm qua, anh nhỉ?”, trƣớc hết là những lời

bắt chuyện chứ không phải là những lời trao tin cần thiết đến ngƣời nghe. Chức năng liên nhân trong trƣờng hợp này có thể hiểu qua các chi tiết nhƣ:

- Qua việc dùng đại từ “anh” và cách diễn đạt của cả câu (khơng có những lời thƣa gửi nhƣ khi nói với ngƣời bề trên), ngƣời nói muốn đƣa ra “sự thƣơng lƣợng” về quan hệ vai với ngƣời nghe, sự thƣơng lƣợng về chiến lƣợc giao tiếp “thân hữu, bằng vai”.

- Sau mỗi phát ngơn có điểm kết thúc rõ rệt báo hiệu điểm cuối của lƣợt lời của ngƣời nói thứ nhất, để ngỏ lƣợt lời cho ngƣời nói thứ hai, đó là sự phân bố lƣợt lời (tơi đã nói, đến lƣợt anh nói).

- Tính lịch sự trong lời diễn đạt cho thấy ngƣời nói có ý thức giữ gìn thể diện cho ngƣời nghe và qua đó tỏ ra là mình là ngƣời có văn hóa ngơn ngữ, cũng tức là giữ thể diện cho mình.

- Thơng qua bối cảnh giao tiếp, đối với câu hỏi (1) thì ngƣời trả lời cũng không nhất thiết trả lời cụ thể và trực tiếp câu hỏi của ngƣời hỏi. Đối với câu hỏi (2), với quán ngữ “may quá”, ngƣời nói thể hiện sự đánh giá của mình đối với sự kiện đƣợc nêu trong phát ngôn. Với sự xuất hiện của tiểu từ “nhỉ” ở cuối câu, ngƣời nói có ý định hƣớng câu trả lời cho ngƣời nghe, cụ thể là ngƣời nói tìm kiếm sự đồng tình từ phía ngƣời nghe.

1.2.3.2. Phương pháp dạy ngữ pháp giao tiếp

Trong những năm gần đây, cácnhà giáo học pháp quan tâm nhiều đến chức năng giao tiếp của ngôn ngữ và hƣớng việc dạy - học ngôn ngữ vào thực hành giao tiếp. Nói cách khác, với phƣơng pháp này, giao tiếp vừa là phƣơng tiện, vừa là mục đích trong giảng dạy ngoại ngữ. Từ đó, hình thành phƣơng pháp giao tiếp (communicative approach), trong đó có phƣơng pháp dạy ngữ pháp theo đƣờng hƣớng giao tiếp, hay còn gọi là phƣơng pháp ngữ pháp giao tiếp trong việc dạy ngôn ngữ thứ hai. Phƣơng pháp

này tỏ ra rất hữu hiệu trong việc dạy hoạt động ngôn ngữ, nhất là trong việc giảng dạy tình thái, hành vi ngơn ngữ.

Phƣơng pháp dạy ngữ pháp giao tiếp (Teaching communicative grammar) là mối quan tâm của nhiều nhà giáo học pháp trong và ngồi nƣớc. Nó ra đời vào khoảng cuối những năm 60 ở Anh và đã lan rộng sang các nƣớc phƣơng Đông khoảng 20 năm cuối thế kỷ XX. So với các phƣơng pháp dạy tiếng ra đời trƣớc nhƣ: phƣơng pháp ngữ pháp – dịch (The grammar – translation method), phƣơng pháp trực tiếp (Direct method), phƣơng pháp nghe nói (Audio-lingual method), phƣơng pháp nghe nhìn (Audio-visual method), phƣơng pháp tình huống (Situational approach), phƣơng pháp phản ứng, phản xạ (Total physical response), phƣơng pháp chọn lựa (The elective Approach), phƣơng pháp giao tiếp (Communicative approach) thì phƣơng pháp dạy ngữ pháp giao tiếp đã khắc phục những khiếm khuyết, kế thừa những ƣu điểm của các phƣơng pháp khác đồng thời xây dựng hƣớng đi mới vừa sinh động, gần gũi với thực tế, vừa nâng cao vai trò chủ động và tạo sự tự tin cho ngƣời học.

a. Khái niệm ngữ pháp giao tiếp

Ngữ pháp giao tiếp đƣợc dựa trên khái niệm phƣơng pháp giao tiếp để dạy ngoại ngữ. Mỗi cấu trúc ngữ pháp không những đƣợc dạy với bốn kĩ năng phối hợp: nghe, nói, đọc, viết mà cịn chú trọng hình thức (form) và cách sử dụng (use). Nói cách khác, khái niệm này đƣợc hiểu nhƣ là hệ thống các quy tắc cấu tạo các đơn vị ngơn ngữ về phƣơng diện hình thái và cú pháp.

Mơ hình ngữ pháp này đƣợc áp dụng cho cả ngơn ngữ và lời nói với mục đích chính là tập trung phát triển năng lực ngữ pháp giao tiếp đa dạng cho ngƣời học. Phƣơng pháp địi hỏi tính tƣơng thích giữa các hoạt động: trƣớc và trong giao tiếp (pre- communicative and communicative activitives). Nghĩa là, ngƣời học trƣớc tiên phải đƣợc trang bị một số kiến thức cơ bản, nắm vững quy tắc ngữ pháp và khả năng sử dụng cấu trúc đã học trong tình huống giao tiếp thực tế.

Giao tiếp xã hội đƣợc coi là mục tiêu quan trọng. Theo xu hƣớng chung của các phƣơng pháp truyền thống thì coi đích giao tiếp là việc nắm vững cấu trúc cú pháp và từ vựng của ngơn ngữ đích. Trong khi đó, phƣơng pháp giao tiếp lại rất chú trọng vào năng lực giao tiếp của ngƣời học nhƣ cách họ sử dụng các quy tắc ngôn ngữ nhƣ thế nào để diễn đạt khả năng giao tiếp, phản xạ trong giao tiếp thực tế.

b. Năng lực giao tiếp – q trình thụ đắc ngơn ngữ thứ hai

Theo định nghĩa của Sauvignon, “năng lực giao tiếp (communicative competence) là khả năng chọn đúng ý nghĩa, khả năng kết hợp thành công kiến thức ngôn ngữ học và những quy tắc ngôn ngữ học xã hội trong tƣơng tác giao tiếp. Năng lực giao tiếp đề cập đến năng lực ngữ pháp trên cấp độ câu, thể hiện sự tƣơng tác xã hội giữa một ngƣời nói và nhiều ngƣời nghe trong tình huống thực nhƣ việc giải thích, diễn đạt và chọn ý nghĩa theo nhiều cách khác nhau”. Nói cách khác, năng lực giao tiếp là một khái niệm ngôn ngữ học đề cập đến khả năng của ngƣời học ngoại ngữ. Khả năng này không những liên quan đến việc nhận diện và sử dụng những quy luật ngữ pháp mà còn liên quan đến cách hình thành phát ngơn đúng, làm thế nào để sử dụng phát ngơn thích hợp và vai trị của ngơn ngữ trong giao tiếp văn hóa xã hội. Thuật ngữ năng lực giao tiếp đƣợc xem là linh hồn của phƣơng pháp giao tiếp (communicative approach method) trong việc dạy và học tiếng [Sauvignon, 1997].

Quan điểm của Canale và Swain thì cho rằng, năng lực giao tiếp gồm bốn yếu tố: - Năng lực ngữ pháp (grammmar competence): là tri thức về hệ thống các quy tắc ngữ pháp, cú pháp, từ vựng và ngữ âm. Năng lực này giúp ngƣời học ngơn ngữ có thể nắm vững cấu trúc và khả năng diễn đạt.

- Năng lực xã hội (sociolinguistic competence): là tri thức cần thiết giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngôn cảnh, chủ đề và cả mối quan hệ xã hội. Khả năng chọn lựa sử dụng từ tình thái làm sao phù hợp ngữ cảnh và đối tƣợng giao tiếp.

- Năng lực diễn ngôn (discourse competence): là khả năng liên kết các ý tƣởng một cách logic, mạch lạc, thống nhất và cách dùng từ liên kết văn bản hợp lí.

- Năng lực chiến lƣợc (strategic competence): khả năng sử dụng các chiến lƣợc giao tiếp ngôn ngữ và phi ngơn ngữ, nhận diện và giải quyết các tình huống hiểu nhầm, phản ứng, bác bỏ, chất vấn… [Canale – Swain, 1980]

Ngoài ra, khái niệm năng lực giao tiếp theo nghiên cứu của Bachman [Bach, 1990] đƣợc chia thành hai yếu tố chính: Năng lực tổ chức (organizational competence) gồm năng lực ngữ pháp và năng lực diễn ngôn. Năng lực ngữ dụng (pragmatic competence) gồm ngôn ngữ học xã hội và năng lực ngôn trung.

Phƣơng pháp dạy ngữ pháp giao tiếp gắn liền với khái niệm năng lực giao tiếp, nhấn mạnh đến khả năng tƣơng tác của ngƣời học trong tình huống giao tiếp, cũng nhƣ phản xạ của ngƣời học phải thích ứng với sự thay đổi ngẫu hứng phụ thuộc vào đối

tƣợng cùng tham gia. Phƣơng pháp này đẩy mạnh hoạt động giao tiếp của ngƣời học, đồng thời hồn chỉnh các tiêu chí của lí thuyết dạy tiếng theo hƣớng giao tiếp.

Trong việc giảng dạy ngoại ngữ theo đƣờng hƣớng giao tiếp, vai trò của ngƣời dạy và vai trò của ngƣời học đã thay đổi so với các phƣơng pháp dạy tiếng truyền thống trƣớc đây. Việc học tiếng trƣớc đây đƣợc coi là quá trình truyền thụ kiến thức từ ngƣời dạy sang ngƣời học, thầy đóng vai trị chủ động cịn ngƣời học đóng vai trị tiếp nhận thụ động. Đối với phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng giao tiếp thì chú trọng vào mục đích và khả năng giao tiếp. Học tiếng đƣợc nhìn nhận nhƣ quá trình khám phá khả năng sử dụng ngơn ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể. Ngƣời học đóng vai trị trung tâm, ngƣời dạy và ngƣời học cùng chia sẻ nhiệm vụ dạy và học. Ngƣời dạy giới thiệu, hƣớng dẫn sử dụng cấu trúc ngôn ngữ đúng và phù hợp với ngôn cảnh, đồng thời ngƣời học cố gắng sử dụng ngơn ngữ đúng với tình huống thực. Ngƣời học tự do tham gia vào các hoạt động giao tiếp, hoặc chủ động sáng tạo nội dung tình huống giao tiếp theo cách riêng của nhóm hay cá nhân tùy vào mục đích thực hành. Vai trị của ngƣời dạy lúc này chỉ nhƣ ngƣời hỗ trợ ngƣời học khi cần thiết. Sự tƣơng tác tích cực giữa ngƣời dạy và ngƣời học tạo nên môi trƣờng học tập sôi động và hấp dẫn.

Việc giảng dạy các phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài trên thực tế luôn luôn gắn liền với việc giảng dạy ngữ pháp – ngữ nghĩa trong tiến trình dạy tiếng. Qua thực tế khảo sát, các phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi đã đƣợc liệt kê và giải thích ý nghĩa, cách sử dụng trong các phần chú giải ngữ pháp của các giáo trình. Mặt khác, các phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình thái ln ln gắn liền với ngữ cảnh giao tiếp. Có nghĩa là, một phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình thái chỉ có thể đƣợc hiểu đủ và hiểu đúng khi đƣợc đặt trong những tình huống giao tiếp, ngữ cảnh cụ thể. Chính vì vậy, việc áp dụng phƣơng pháp dạy ngữ pháp theo đƣờng hƣớng giao tiếp để giảng dạy các phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình thái là việc thật sự có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)