Dạng bài tập nhận diện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 148 - 149)

2.2.2 .Các phương tiện từ vựngbiểu thị ýnghĩa tìnhthái

4.4.2. Dạng bài tập nhận diện

Ví dụ 4: Hãy chọn tiểu từ tình thái phù hợp cho các câu sau

- Anh hãy đi …….. (thôi/đi) - Chúng ta về …….. (nào/với) - Làm ơn chờ tôi …… (với/nào) - Tôi sẽ về sớm ….. (đã/thơi) - Chào chị, tơi đi …….. (đây/đấy)

Ví dụ 5: Chọn các tiểu từ tình thái hoặc các kết hợp sau: nhỉ, đã, nhé, đi, thơi,

được chứ… có thể dùng trong các câu sau và giải thích ý nghĩa, sắc thái của câu - Chúng ta đi xem phim ……

- Muộn quá rồi! Về …..

- Chiều nay mẹ về muộn, con nấu cơm cho mẹ ….. - Mệt rồi. Nghỉ một lát ……

- Em đừng thức khuya quá ……

Ví dụ 6: Giải thích ý nghĩa các tình thái từ/ các quán ngữ tình thái xuất hiện trong các câu sau

- Anh ấy mua những 5 cân cam. - Tôi chỉ đi Hạ Long 2 ngày cuối tuần. - Mới 7 giờ mà đường đã tắc quá. - Ngày mai, anh ấy mới về.

- Tôi gọi mãi, anh ấy mới mở cửa.

- Lẽ ra, anh ấy đã về nước từ tuần trước rồi. - Hình như mai mưa thì phải.

Ví dụ 7: Chọn từ ngữ đúng nhất để hoàn thành câu:

- Đường xa quá, ……. 12 giờ đêm tôi mới đến nơi.

a. chỉ b. mãi c. thôi d. mới

- Anh ấy đói quá nên ăn ……. hai bát phở.

a. toàn b. tất cả c. những d. chỉ

a. chỉ b. thôi c. mỗi d. hẳn

Ví dụ 8: Các câu sau đây được nói trong tình huống nào

- Đẹp gì mà đẹp! - Chị thì biết gì mà nói! - Gì thì gì, anh ấy cũng đến. - Tơi chẳng biết nói dối là gì! - Bài tập này khó gì!

- Con chưa làm bài tập chứ gì!

- Tơi chẳng đã nói chuyện với chị ấy rồi là gì!

Ví dụ 9: Diễn giải sự khác nhau giữa các phát ngôn sau: a. - Chiều nay mẹ về muộn, con nấu cơm cho mẹ được chứ?

- Chiều nay mẹ về muộn, con nấu cơm cho mẹ nhé. - Chiều nay mẹ về muộn, con nấu cơm cho mẹ được chứ? - Chiều nay mẹ về muộn, con nấu cơm cho mẹ nhé. - Chiều nay mẹ về muộn, con nhớ nấu cơm cho mẹ đấy.

b. - Em không được thức khuya quá.

- Em không được thức khuya quá nhé. - Em đừng thức khuya quá.

- Em không nên thức khuya quá.

c. - Mệt rồi, nghỉ một lát nhé.

- Mệt rồi, nghỉ một lát đi. - Mệt rồi, nghỉ một lát đã.

Dạng bài tập này giúp ngƣời học củng cố và nhận diện nghĩa tình thái của những phát ngôn cụ thể khi sử dụng với những phƣơng tiện biểu thị tình thái khác nhau. Ngƣời học có thể hình dung ra các tình huống hay ngữ cảnh sử dụng tình thái trong thực tế giao tiếp. Tuy nhiên, dạng bài tập này đòi hỏi ngƣời học cần có sự hiểu biết nhất định về nghĩa tình thái của các phƣơng tiện mà đơi khi dễ bị nhầm lẫn trong việc lựa chọn, đặc biệt là những phƣơng tiện cùng nhóm hay gần nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)