CÁC PHƢƠNG TIỆN BIỂU THỊ TÌNHTHÁI TRONG TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 45 - 46)

CÁC PHƢƠNG TIỆN BIỂU THỊ TÌNH THÁI TRONG TIẾNG VIỆT

2.1. Một số vấn đề về phƣơng tiện biểu thị tình thái

Tình thái trong phát ngơn đƣợc biểu thị bằng nhiều phƣơng tiện khác nhau. Theo F.R.Palmer trong cuốn “Mood and modality” (Thức và tình thái) thì: “tình thái đƣợc biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, bằng hệ thống động từ, bằng thức, bằng các tiểu từ tình thái…” [Palmer 1986, 33]. Theo ơng, cần chú ý đến bốn vấn đề:

- Phải xác định một vùng nghĩa tình thái. Ngữ nghĩa ở đây bao gồm tính chủ thể tình thái, thái độ và quan niệm của ngƣời nói, tính tất yếu và tính khả năng của phát ngơn.

- Vấn đề các phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái. Ngơn ngữ nào cũng có những phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái và cần chú ý đến mức độ sử dụng nhiều hay ít hoặc cách thức biểu hiện nhƣ thế nào. Ví dụ nhƣ trong các ngơn ngữ biến hình thì phạm trù thức là một phƣơng tiện quan trọng để biểu thị ý nghĩa tình thái. Cịn những ngơn ngữ khác có thể sử dụng hệ thống động từ tình thái hay các loại tiểu từ tình thái. Đối với tiếng Việt, có thể khảo sát các phƣơng tiện biểu hiện tình thái nhƣ ngữ điệu câu, trật tự từ, các kết cấu hƣ từ, động từ tình thái, các tiểu từ tình thái cuối câu, các quán ngữ tình thái… Khơng thể có sự áp đặt giữa phƣơng tiện tình thái của ngơn ngữ này cho ngơn ngữ kia.

- Tính chất võ đốn của phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái. Hồn tồn khơng có mối quan hệ một đối một giữa hình thức biểu hiện và ý nghĩa tình thái. Nếu tính tình thái đƣợc xem xét từ góc độ của ngƣời nói trong phát ngơn, thì bên cạnh tính phổ qt về ngữ nghĩa, cần khảo sát các đặc trƣng văn hóa, cách thể hiện ý nghĩa cụ thể của một cộng đồng dân tộc.

- Sự biểu hiện của các phạm trù ngữ pháp nhƣ thời, giống, số, ngôi và các thức trong ngôn ngữ khơng hồn tồn giống nhau. Vì thế khơng thể xem xét một cách máy móc về sự biểu hiện tính tình thái trong các ngôn ngữ.

Phƣơng tiện đƣợc hiểu là những cách thức, những hình thức biểu hiện của một nội dung nào đó trong ngơn ngữ. Theo đó, một nội dung tình thái, một ý nghĩa tình thái nào đó cũng cần một hình thức thể hiện nhất định. Thậm chí, cùng một nội dung ý nghĩa có thể có nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Và ngƣợc lại, một hình thức có thể cùng một lúc thể hiện nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, khơng thể có sự đối xứng tƣơng ứng một đối một giữa cái đƣợc biểu đạt (ý nghĩa tình thái) với cái biểu đạt (phƣơng tiện

biểu hiện nghĩa tình thái). Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học đều quy vào ba phƣơng tiện biểu thị tình thái chủ yếu là: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

2.2. Một số nét khái quát về các phƣơng tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập – phân tích tính điển hình, khơng biến đổi hình thái trong mọi trƣờng hợp. Vì vậy, việc xác định các phƣơng tiện hình thức biểu thị tính tình thái khơng phải là việc đơn giản. Mặt khác, “các nội dung tình thái của phát ngơncó thể đƣợc biểu thị xuyên thấm qua nhiều cấp độ ngôn ngữ khác nhau, từ ngữ điệu, trật tự từ, các thành tố cấu trúc thuộc bậc câu, bậc trên câu và bậc dƣới câu…” [Nguyễn Minh Thuyết- Nguyễn Văn Hiệp, 1998].

Trong tiếng Việt, các phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình thái khá đa dạng và phong phú, nhƣng tựu trung lại có 3 loại phƣơng tiện chính là: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)