Về số lượng các tiểu từtình thái trong các giáotrình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 103 - 105)

2.2.2 .Các phương tiện từ vựngbiểu thị ýnghĩa tìnhthái

3.4. Khảo sát các tiểu từtình thái trong các giáotrình dạy tiếng Việt cho ngƣờ

3.4.1. Về số lượng các tiểu từtình thái trong các giáotrình

Dựa vào cách hiểu về tiểu từ tình thái và các đặc điểm của chúng đƣợc nêu ở trên, chúng tôi tiến hành khảo sát ngữ liệu. Kết quả thống kê đƣợc 21 tiểu từ tình thái nhƣ sau:

à, ạ, ấy, cả, cho, chứ, đã/cái đã, đây, đấy, đâu, đi, gì/là gì, hả/hở/hử, hết, kia, mà, nhé, nhỉ, rồi, vậy, xem. Những tiểu từ nàyđƣợc thống kê ở phần giải thích ngữ pháp, bài tập và

bài luyện trong tồn bộ 11 cuốn giáo trình từ trình độ sơ cấp đến trình độ trung cấp và cao cấp. Sự phân bố của các tiểu từ tình thái đƣợc giải thích ở phần ngữ pháp trong các giáo trình đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.7. Danh sách các tiểu từ tình thái đƣợc sử dụng trong các phần giải thích ngữ pháp, bài tập và bài luyện của các giáo trình

STT Giáo trình

Tiểu từ TT

Sơ cấp Trung cấp Cao cấp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 à + + + 2 ạ + + + + 3 ấy + 4 cả + + + 5 cho + 6 chứ + + + + + + 7 đã/cái đã + + + + + 8 đây + + 9 đấy + + + 10 đâu + + + 11 đi + + 12 gì/là gì + + + + 13 hả/hở/hử + + + 14 hết + + + 15 kia + 16 mà + + + 17 nhé + + + 18 nhỉ + + + 19 rồi + 20 vậy + + + 21 xem/thử xem + +

Dựa vào khả năng hoạt động trong các kiểu câu, chúng tôi chia các tiểu từ này thành 3tiểu nhóm:

- Nhóm các tiểu từ đƣợc sử dụng trong câu trần thuật: ạ, ấy, cả, chứ, đây, đấy, đâu,

gì/là gì, hết, kia, mà, rồi, vậy.

- Nhóm các tiểu từ đƣợc sử dụng trong câu nghi vấn: à, chứ, đây, đấy, hả/hở/hử, nhỉ. - Nhóm các tiểu từ đƣợc sử dụng trong câu cầu khiến: cho, đã/cái đã, đi, nhé, xem. Kết quả ở bảng thống kê cho thấy việc xuất hiện của các tiểu từ tình thái trong phần giải thích ngữ pháp ở mỗi cuốn giáo trình là khơng đồng đều nhau. Cụ thể:

a. Ở bậc sơ cấp:

- Giáo trình Tiếng Việt cơ sở của Vũ Văn Thi có 8 tiểu từ tình thái đƣợc giải thích ở phần ngữ pháp.

- Tiếng Việt trình độ A, tập 1 của Đồn Thiện Thuật chỉ đề cập đến 3 tiểu từ tình

thái ở phần giải thích ngữ pháp.

- Tiếng Việt trình độ A, tập 2 của Đồn Thiện Thuật khơng có tiểu từ tình thái đƣợc đề cập ở phần giải thích ngữ pháp.

- Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài (VSL 1) do Nguyễn Văn Huệ chủ

biên có 8 tiểu từ tình thái.

- Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngồi (VSL 2) của Nguyễn Văn Huệ chủ

biên có 3 tiểu từ tình thái. b. Ở bậc trung cấp:

- Quyển Tiếng Việt nâng cao của Nguyễn Thiện Nam có 10 tiểu từ tình thái đƣợc giải thích ở phần giải thích ngữ pháp.

- Cuốn Thực hành tiếng Việt B của Đồn Thiện Thuật có 8 tiểu từ tình thái.

- Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngồi (VSL 3) của Nguyễn Văn Huệ có 7

tiểu từ tình thái đƣợc giải thích ở phần chú thích ngữ pháp.

- Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngồi (VSL 4) của Nguyễn Văn Huệ có 3

tiểu từ tình thái đƣợc giải thích. c. Ở bậc cao cấp:

- Quyển Tiếng Việt nâng caodo Vũ Thị Thanh Hƣơng chủ biên có 2 tiểu từ tình thái đƣợc chú ở phần ngữ pháp.

- Cuốn Tiếng Việt trình độ C của Đồn Thiện Thuật có 7 tiểu từ tình thái trong phần giải thích ngữ pháp.

Cũng dựa vào kết quả của bảng thống kê, chúng ta có thể thấy rằng tần suất xuất hiện của từng tiểu từ trong các giáo trình khơng giống nhau. Chẳng hạn:

- Tiểu từ tình thái chứ là tiểu từ xuất hiện nhiều nhất trong các giáo trình. Có 6 giáo trình đã giải thích tiểu từ này trong phần chú giải ngữ pháp, trong đó có 2 giáo trình ở trình độ sơ cấp, 3 giáo trình ở trình độ trung cấp và 1 giáo trình ở trình độ cao cấp.

- Tiểu từ tình thái đã/cái đã đƣợc giải thích ở phần chú thích ngữ pháp của 5 giáo

trình, trong đó có 3 giáo trình thuộc trình độ sơ cấp, 1 giáo trình thuộc trình độ trung cấp và 1 giáo trình ở trình độ cao cấp.

- Các tiểu từ tình thái:ạ, gì/là gì xuất hiện trong 4 giáo trình, trong đó ạxuất hiện ở 3 giáo trình thuộc trình độ sơ cấp và 1 giáo trình thuộc trình độ trung cấp; gì/là gì xuất hiện ở 3 giáo trình trình độ trung cấp và 1 giáo trình trình độ cao cấp.

- Các tiểu từ tình thái: à, cả, đấy, đâu, hả/hở, hử, hết, mà, nhé, nhỉ, vậy xuất hiện ở 3 giáo trình, trong đó, à và nhé xuất hiện ở 2 giáo trình sơ cấp và 1 giáo trình trung cấp; cả xuất hiện ở 2 giáo trình trung cấp và 1 giáo trình cao cấp; đấy, hết, mà xuất hiện ở 2 giáo trình trung cấp và 1 giáo trình cao cấp; đâu xuất hiện ở 1 giáo trình sơ cấp, 1 giáo trình trung cấp và 1 giáo trình cao cấp;đấy xuất hiện ở 1 giáo trình sơ cấp, 2 giáo trình trung cấp; hả/hở/hử xuất hiện ở 1 giáo trình sơ cấp và 2 giáo trình trung cấp; nhé xuất hiện ở 3 giáo trình sơ cấp.

- Các tiểu từ tình thái:đây, đi, xem/thử xemxuất hiện ở 2 giáo trình, trong đó đâyxuất hiện ở 2 giáo trình trình độ trung cấp; đi xuất hiện ở 2 giáo trình sơ cấp; xem/thử xem xuất hiện ở 1 giáo trình trình độ sơ cấp và 1 giáo trình trung cấp.

- Các tiểu từ tình thái: ấy, cho, kia, rồi xuất hiện trong phần chú giải ngữ pháp của 1 giáo trình, trong đó, ấy, cho, kia xuất hiện ở giáo trình trình độ trung cấp, rồi xuất hiện ở giáo trình trình độ cao cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)