2.2.2 .Các phương tiện từ vựngbiểu thị ýnghĩa tìnhthái
3.1. Khảo sát các động từtình thái trong các giáotrình dạy tiếng Việt cho ngƣờ
3.1.2. Về số lượng các động từtình thái trong các giáotrình
Dựa vào cách hiểu về động từ tình thái và các đặc điểm của chúng đƣợc nêu ở trên, chúng tôi tiến hành khảo sát ngữ liệu. Kết quả thống kê đƣợc 19 động từ tình thái nhƣ sau:
bị, cần, có thể, dám, đành/đành phải, định, được, không được, không thể, lỡ, mải, nên, ngại, nỡ, phải, suýt, thử, trót, trở nên. Những động từ này chúng tôi thống kê đƣợc ở phần
giải thích ngữ pháp, bài tập, bài luyện trong tồn bộ 11 cuốn giáo trình từ trình độ sơ cấp đến trình độ trung cấp và cao cấp. Sự phân bố của các động từ tình thái đƣợc giải thích ở phần ngữ pháp trong các giáo trình đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1. Danh sách các động từ tình thái đƣợc sử dụng
trong các phần giải thích ngữ pháp, bài tập và bài luyện của các giáo trình
STT Giáo trình
Động từ TT
Sơ cấp Trung cấp Cao cấp
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 bị + + + + + 2 cần + + 3 có thể + + 4 dám + 5 đành/đành phải + + 6 định + 7 đƣợc + + + + + + 8 không đƣợc + 9 không thể + 10 lỡ + 11 mải + 12 nên + + + 13 ngại + 14 nỡ + 15 phải + + + 16 suýt + 17 thử + + 18 trót + 19 trở nên + +
Căn cứ vào lý thuyết về tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa đã đƣợc trình bày ở chƣơng 1, chúng tơi phân chia 19 động từ tình thái trên thành các nhóm nhƣ sau:
- Nhóm động từ tình thái nhận thức:
+ Tiểu nhóm động từ tình thái nhận thức – thực hữu: mải, được, bị, trở nên. + Tiểu nhóm động từ nhận thức – phản thực hữu: suýt.
+ Tiểu nhóm động từ nhận thức – khơng thực hữu: định, ngại, thử. - Nhóm động từ tình thái đạo nghĩa:
+ Tiểu nhóm động từ tình thái đạo nghĩa – bắt buộc: nên, cần, phải, trót, lỡ. + Tiểu nhóm động từ tình thái đạo nghĩa – cấm đốn: dám, nỡ, đành, khơng được. + Tiểu nhóm động từ tình thái đạo nghĩa – đƣợc phép: có thể.
+ Tiểu nhóm động từ tình thái đạo nghĩa – miễn trừ: khơng thể.
Kết quả ở bảng thống kê cho thấy việc xuất hiện của các động từ tình thái trong phần giải thích ngữ pháp ở mỗi giáo trình là khơng đồng đều nhau. Cụ thể:
a. Ở bậc cơ sở:
- Tiếng Việt trình độ A tập 1 của Đồn Thiện Thuật có đề cập đến 2 động từ tình thái. - Tiếng Việt trình độ A, tập 2 của Đồn Thiện Thuật có 1 động từ tình thái.
- Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngồi (VSL 1) của Nguyễn Văn Huệ có 2
động từ tình thái.
- Giáo trìnhTiếng Việt cho người nước ngồi (VSL 2) của Nguyễn Văn Huệ có 1
động từ tình thái.
b. Ở bậc trung cấp:
- Quyển Tiếng Việt nâng cao của Nguyễn Thiện Nam có 5 động từ tình thái. -Cuốn Thực hành tiếng Việt Bcủa Đồn Thiện Thuật có 6 động từ tình thái.
- Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngồi (VSL 3) của Nguyễn Văn Huệ khơng có động từ tình thái nào.
- Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài (VSL 4) của Nguyễn Văn Huệ có 1
động từ tình thái. c. Ở bậc cao cấp:
- Quyển Tiếng Việt nâng cao của Vũ Thị Thanh Hƣơng có 4 động từ tình thái.
- Cuốn Tiếng Việt trình độ C của Đồn Thiện Thuật có 5 động từ tình thái trong
phần giải thích ngữ pháp.
Cũng dựa vào kết quả của bảng thống kê, chúng ta có thể thấy rằng tần suất xuất hiện của từng động từ trong các giáo trình khơng giống nhau. Chẳng hạn:
- Động từ tình thái được là động từ xuất hiện nhiều nhất trong các giáo trình. Có 6 giáo trình đã giải thích động từ này trong phần chú giải ngữ pháp, trong đó có 4 giáo trình ở trình độ sơ cấp, 1 giáo trình ở trình độ trung cấp và 1 giáo trình ở trình độ cao cấp.
- Động từ tình thái bị đƣợc giải thích ở phần chú thích ngữ pháp của 5 giáo trình, trong đó có 3 giáo trình thuộc trình độ sơ cấp, 1 giáo trình thuộc trình độ trung cấp và 1 giáo trình ở trình độ cao cấp.
- Các động từ tình thái:nên và phải xuất hiện trong 3 giáo trình, trong đó nên xuất
hiện ở 2 giáo trình thuộc trình độ sơ cấp và 1 giáo trình thuộc trình độ trung cấp; phải xuất hiện ở 1 giáo trình trình độ sơ cấp, 1 giáo trình trình độ trung cấp và 1 giáo trình trình độ cao cấp.
- Các động từ tình thái:cần, có thể, đành/đành phải, thử, trở nên xuất hiện ở 2 giáo trình, trong đó cần xuất hiện ở 1 giáo trình thuộc trình độ sơ cấp và 1 giáo trình ở trình độ trung cấp; có thể xuất hiện ở 1 giáo trình sơ cấp và 1 giáo trình cao cấp; đành/đànhphải xuất hiện ở 2 giáo trình trình độ trung cấp; thử xuất hiện ở 1 giáo trình sơ cấp và 1 giáo trình trung cấp; trở nên xuất hiện ở 2 giáo trình thuộc trình độ trung cấp.
- Các động từ tình thái: dám, định, khơng được, khơng thể, lỡ, mải, ngại, nỡ, suýt,
trót xuất hiện ở phần chú giải ngữ pháp của 1 giáo trình, trong đó, định, khơng thể, khơng
được xuất hiện ở giáo trình trình độ sơ cấp; mải và suýt xuất hiện ở giáo trình trình độ
trung cấp; lỡ, ngại, nỡ, trót xuất hiện ở giáo trình trình độ cao cấp.