Vấn đề thuật ngữ cho các trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 120 - 122)

2.2.2 .Các phương tiện từ vựngbiểu thị ýnghĩa tìnhthái

4.1. Định hƣớng phân định các phƣơng tiện biểu thị ýnghĩa tìnhthái cho các trình độ

4.1.1. Vấn đề thuật ngữ cho các trình độ

Trong ngơn ngữ học dạy tiếng, việc phân định trình độ hay nói một cách khác, việc phân chia và xác định trình độ ngơn ngữ của ngƣời học là một trong những vấn đề cơ bản. Qua khảo sát các giáo trình trong và ngồi nƣớc, chúng tơi nhận thấy việc xác định trình độ ngơn ngữ thứ hai cho ngƣời học thƣờng đƣợc chia thành ba trình độ:

- Trình độ A: Elementary, For beginners.

- Trình độ B: Intermediate và có thể chia ra thành các tiểu bậc nhỏ nhƣ: Pre- intermediate, Intermediate, Upper-intermediate (giáo trình Headway). Một số các giáo trình khác dùng các thuật ngữ khác để chỉ ba bậc của trình độ B nhƣ: Low-intermediate, Intermediate, High-intermediate…

- Trình độ C: Advanced

Ngồi ra, có những giáo trình chỉ đặt tên cho các sách nhƣ: Departures (trình độ A), Connections (trình độ B), Destinations (trình độ C) (giáo trình Streamlines English).

Trong tiếng Việt, việc xác định trình độ cũng có những cách ghi trình độ khác nhau nhƣ sau:

- Một số giáo trình chỉ ghi tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi khơng ghi trình độ mà chỉ ghi chung chung nhƣ: Tiếng Việt cho người nước ngoài – Vietnamese for foreigners (của Nguyễn Anh Quế), Study Vietnamese Through English (của Mai Ngọc Chừ), Tiếng

Việt cho người nước ngoài – Learning Modern Spoken English (Bùi Phụng chủ biên)…

- Một số giáo trình ghi rõ trình độ nhƣng cách ghi khơng thống nhất:

+ Một số giáo trình trình độ cơ sở có cách gọi khác nhƣ: có tác giả gọi là Tiếng

Việt cơ sở (Vũ Văn Thi), có tác giả gọi Tiếng Việt trình độ A (Đồn Thiện Thuật), có tác

giả gọi: Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài 1 (Nguyễn Văn Huệ), Tiếng Việt

cho người mới học (Nguyễn Thị Thanh Bình), có giáo trình gọi theo tiếng

+ Một số giáo trình trình độ trung cấp có cách gọi nhƣ: Tiếng Việt nâng cao –

Intermediate Vietnamese (Nguyễn Thiện Nam), Tiếng Việt cho người nước ngồi trình

độ nâng cao - Intermediate Level (của Trịnh Đức Hiển), có giáo trình gọi theo tiếng

Anh: Intermedite Spoken Vietnamese (Franklin E.Huffman và Tran Trong Hai)…

+ Giáo trình trình độ cao cấp có những cách gọi nhƣ: Tiếng Việt nâng cao dành

cho người nước ngoài – Vietnamese for foreigners – Advanced Level (Vũ Thị Thanh

Hƣơng), Thực hành tiếng Việt – trình độ C (Đoàn Thiện Thuật)…

Qua khảo sát ở trên cho thấy, cách dùng thuật ngữ cho các giáo trình thuộc các trình độ khác nhau cả trong tiếng Anh lẫn trong tiếng Việt có những cách ghi khơng giống nhau. Với các giáo trình tiếng Việt trình độ A (tƣơng đƣơng Elementary trong tiếng Anh) có ngƣời gọi là cơ sở, có ngƣời gọi là trình độ A, có ngƣời gọi là cho ngƣời mới học…; Giáo trình trình độ B (tƣơng đƣơng Intermediate trong tiếng Anh) có ngƣời gọi là: nâng cao, trình độ nâng cao, hoặc gọi theo tiếng Anh là Intermediate…; Giáo trình trình độ C (tƣơng đƣơng Advanced), có ngƣời gọi là nâng cao, có ngƣời gọi là trình độ C…

Do tình hình khơng thống nhất nhƣ vậy và trên cơ sở của Hướng dẫn xây dựng đề

thi và chấm thi theo Định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Quyết định số 2098/QĐ-BGDĐT)nên

chúng tôi đề xuất dùng các thuật ngữ nhƣ sau:

- 3 trình độ: Trình độ sơ cấp – trình độ A, tƣơng đƣơng với Elementary hay Basic trong tiếng Anh; Trình độ trung cấp – trình độ B, tƣơng đƣơng với Intermediate trong tiếng Anh; Trình độ cao cấp – trình độ C, tƣơng đƣơng với Advanced trong tiếng Anh

- 3 trình độ lại đƣợc phân chia nhỏ hơn thành 6 bậc: A1, A2, B1, B2, C1, C2. + Trình độ sơ cấp – A: A1, A2.

+ Trình độ trung cấp – B: B1, B2. + Trình độ cao cấp – C: C1, C2.

Về tình hình biên soạn giáo trình, cho đến nay, các giáo trình tiếng Việt hầu hết chỉ viết trên cơ sở ba quyển cho ba trình độ A, B, C. Hiện nay, một số giáo trình tiếng Anh và một số giáo trình ngoại ngữ ở một số nƣớc châu Âu đều đƣợc biên soạn 6 quyển cho ba trình độ, mỗi trình độ đƣợc biên soạn thành 2 quyển:

Trình độ A gồm: A1 và A2 Trình độ B gồm: B1 và B2

Trình độC gồm: C1 và C2

Một số giáo trình ở Việt Nam hiện nay cũng đang đƣợc biên soạn theo hƣớng này nhƣ: bộ giáo trình của nhóm tác giả thuộc Khoa Việt Nam học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh; bộ giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì: bộ Quê Việt và bộ Tiếng Việt vui.

Việc biên soạn thành 6 quyển có nhiều ƣu thế là:1. Giáo trình sẽ gọn nhẹ hơn, tiện cho việc sử dụng; 2. Việc chia nhỏ thành 6 quyển sẽ cho phép triển khai nhiều chủ đề nhỏ, tạo thuận tiện cho việc đƣa vốn từ thông dụng vào dễ dàng hơn; 3. Việc chia nhỏ giáo trình làm cho ngƣời học có thể kết thúc một giai đoạn nhanh hơn, tạo cảm giác dễ chịu và gây đƣợc hứng thú cho ngƣời học.

Mặt khác, việc kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh của ngƣời học theo khung tham chiếu châu Âu (CEFR) cũng đang đƣợc tiến hành theo khung 3 trình độ, 6 bậc nhƣ trên. Bên cạnh đó, việc xây dựng bộ định dạng đề thi năng lực tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì hiện nay cũng xây dựng đề thi theo khung ba trình độ - 6 bậc: A1, A2, B1, B2, C1, C2.

Với những thuận lợi cơ bản nhƣ vậy, chúng tôi đề xuất việc xây dựng giáo trình theo định hƣớng ba trình độ, sáu bậc nhƣ trên và trên cơ sở đó phân chia các phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình thái vào từng trình độ, từng bậc dựa trên các yêu cầu cơ bản cần đạt đƣợc đối với từng bậc và từng trình độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)