Cách giải thích ý nghĩa, chứcnăng và hướng dẫn sử dụng các trợ từtình thái trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 96 - 103)

2.2.2 .Các phương tiện từ vựngbiểu thị ýnghĩa tìnhthái

3.3. Khảo sát các trợ từtình thái trong các giáotrình dạy tiếng Việt cho ngƣờ

3.3.3. Cách giải thích ý nghĩa, chứcnăng và hướng dẫn sử dụng các trợ từtình thái trong

Qua thống kê phần giải thích ngữ pháp của các giáo trình, chúng tơi nhận thấy ở mỗi giáo trình khác nhau thì số lƣợng trợ từ tình thái đƣợc các tác giả đƣa vào giải thích ở phần ngữ pháp cũng khác nhau. Giáo trình giải thích nhiều các trợ từ tình thái nhất (10 trợ từ) là giáo trình thuộc bậc cao cấp (Thực hành tiếng Việt C của Đoàn Thiện Thuật chủ biên). Có những giáo trình chỉ giải thích một trợ từ tình thái nhƣ Tiếng Việt trình độ A – tập 1 của Đoàn Thiện Thuật hay Tiếng Việt cơ sở của Vũ Văn Thi. Đặc biệt, có đến ba cuốn giáo trình khơng giải thích một trợ từ tình thái nào là Tiếng Việt trình độ A, tập 2 của

Đồn Thiện Thuật, Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngồi (VSL 1) và Giáo trình

Tiếng Việt cho người nước ngoài (VSL 2) đều của Nguyễn Văn Huệ chủ biên.

Đồng thời việc khảo sát trực tiếp trên tƣ liệu cũng cho chúng tôi thấy hầu hết các tác giả đã mô tả đƣợc cách sử dụng trợ từ tình thái. So với động từ tình thái và phó từ tình thái thì trợ từ tình thái đƣợc các giáo trình sử dụng cấu trúc để chú thích trong phần chú giải ngữ pháp ở mức độ nhiều nhất. Có những trợ từ tình thái chỉ xuất hiện duy nhất ở một

giáo trình, chẳng hạn nhƣ: các trợ từ tình thái cả, quảtrong Thực hành tiếng Việt C của

Đoàn Thiện Thuật chủ biên, trợ từ tình thái mỗi trong Giáo trình tiếng Việt cho người

nước ngoài 4của Nguyễn Văn Huệ chủ biên, trợ từ tình thái tận trongTiếng Việt nâng cao

của Vũ Thị Thanh Hƣơng. Có những trợ từ đƣợc giải thích với một nét nghĩa duy nhất nhƣng cũng có những trợ từ tình thái đƣợc giải thích với nhiều nét nghĩa khác nhau. Các nét nghĩa đó thƣờng đƣợc các tác giả đƣa vào rải rác ở các bài khác nhau mà ít khi tập

trung ở một bài cụ thể. Dƣới đây là khảo sát cụ thể của chúng tơi đối với từng nhóm trợ từ tình thái trong các giáo trình.

A. Nhóm các trợ từ có chức năng thể hiện sự đánh giá của ngƣời nói về mặt số lƣợng, mức độ đối với một phần của nội dung đƣợc nêu trong phát ngơn

Thuộc về nhóm này có các trợ từ: chỉ, có, đến, mãi, mỗi, những, tận, tới.

a. Trợ từ: chỉ

Trợ từ này đƣợc các giáo trình giải thích trong phần chú thích ngữ pháp nhƣ sau: - Adverbs chỉ, thôi: chỉ, thôi are adverbs which can be translated as only in English,

chỉ often precedes the main verb, and thôi is often at the end a sentence. They can be

used together with the same meaning, for example: (147) Chị ấy chỉ mua một quyển sách.

(148) Chị ấy mua một quyển sách thôi.

(149) Chị ấy chỉ mua một quyển sách thôi. (tr.139, bài 12, 1) - Chỉ:

a. Biểu thị một số lƣợng hoặc một phạm vi đƣợc hạn định, khơng có gì thêm vào, khơng có ai khác nữa.

(150) Chỉ còn anh và em Cùng mùa thu ở lại

b. Ngoài ra, trong một số trƣờng hợp, chỉ cịn có thể biểu thị sự đánh giá rằng số lƣợng hoặc phạm vi ấy là ít, là khơng đủ.

(151) Cô ấy chỉ biết đọc sách, biết nghe nhạc, xem tivi cịn việc nhà thì chẳng thấy động tay vào.

chỉ … thôi để nhấn mạnh sự hạn định hoặc nhấn mạnh cái gì đó là q ít, quá thiếu.

(152) Chỉ một mình em biết thơi đấy.

(153) Chỉ có mấy chục triệu thơi thì làm ăn gì. (tr.244, bài 20, 10)

b. Trợ từ: có

- Có: có chức năng là trợ từ để nhấn mạnh ý nghĩa khẳng định. (154) So sánh: Tôi biết anh ta.

Tơi có biết anh ta.(tr.44, bài 2, 10)

- Có + động từ: kết cấu này dùng để xác nhận, khẳng định chắc chắn một hành

động đã xảy ra trong quá khứ.

c. Các trợ từ: đến/phải đến, những, tới, tận

Tùy theo từng giáo trình mà các trợ từ này đƣợc giải thích theo nhóm hoặc từng trợ từ riêng lẻ.

- những: trợ từ, dùng trƣớc số từ để biểu thị số lƣợng nhiều theo đánh giá chủ quan của ngƣời nói.

(156) Cháu chắt của bà có những 20 đứa. (tr.118, bài 8, 8)

- Đến + từ chỉ số lượng, khối lượng, kích thước: kết cấu này dùng để nhấn mạnh về số lƣợng, kích thƣớc, khối lƣợng của sự vật mà ngƣời nói cho là lớn.

(157) Bức tƣờng này dài đến 6m. (158) Anh trai tôi nặng đến 80 kg.

Phải đến + từ chỉ số lượng, khối lượng, kích thước: kết cấu này có ý nghĩa giống

nhƣ đến + từ chỉ số lượng, khối lượng, kích thước nhƣng có thêm ý nghĩa phỏng đốn (ngƣời nói khơng chắc chắn về số đo).

(159) Phải đến 2 tháng rồi, tôi mới gặp chị ấy.(tr.147, bài 14, 7) - Đến, tới, những, tận

đến

tới + số từ (thời gian, số lƣợng, khoảng cách) những

Với kết hợp này, ngƣời nói muốn đánh giá là:

+ Quá lâu: (160) Anh ấy đã đi nƣớc ngoài những 3 năm. + Quá nhiều: (161) Con tôi ăn tới 5 chiếc kem.

+ Quá sâu, quá xa: (162) Từ nhà tôi đến trƣờng những 15 km. Tận + số từ (thời gian)

+ Quá lâu, quá muộn: (163) Hôm qua, tôi thức đến tận 2 giờ sáng để làm bài. Tận + danh từ địa điểm

+ Ý nghĩa: địa điểm quá xa, quá cao hoặc rất quan trọng (164) Anh ấy ở tận Mỹ.

(165) Chị ấy làm việc tận Bộ Ngoại giao. Các kết hợp khác:

+ Tận mắt: nhìn trực tiếp. Ví dụ: xem tận mắt, nhìn tận mắt. + Tận tay: đƣa (trao trực tiếp). Ví dụ: đƣa tận tay, trao tận tay.

d. Trợ từ: mãi

Trợ từ mãi cũng đƣợc giáo trình Thực hành tiếng Việt B của Đồn Thiện Thuật chủ biên giải thích trong kết hợp với mới.

Mãi … mới: kết cấu này biểu thị một hành động nào đó diễn ra quá muộn hoặc quá

lâu. Kết cấu này có ba loại:

+ Động từ + mãi: ý nghĩa quá lâu. Kết cấu này có 3 trƣờng hợp:

Chủ ngữ + động từ + mãi + mới + từ chỉ sự hoàn thành, kết thúc (xong, hết, khỏi) (166) Tôi đọc quyển sách này mãi mới xong.

Chủ ngữ + động từ 1 + mãi + mới + động từ 2 (167) Tôi làm bài tập về nhà mãi mới đi học.

Chủ ngữ 1 + động từ 1 + mãi + chủ ngữ 2 + mới + động từ 2 (168) Bài tập này khó q, thầy giáo giảng mãi tơi mới hiểu.

+ Mãi mới + động từ: ý nghĩa quá muộn

Chủ ngữ + mãi mới + động từ Mãi + chủ ngữ + động từ (169) Mãi nó mới ngủ.

(170) Nó mãi mới ngủ.

+ Mãi + từ chỉ thời gian: ý nghĩa sau một thời gian lâu hoặc quá lâu Mãi + từ chỉ thời gian + chủ ngữ + mới + động từ (171) Mãi tháng 1 sang năm tôi mới về nƣớc.

(172) Mãi bây giờ tôi mới bỏ đƣợc thuốc lá.

e. Trợ từ: mỗi

Trợ từ này đƣợc giáo trìnhThực hành tiếng Việt trình độ C giải thích cùng nhóm với: chỉ, mới, có với ý nghĩa là nhóm từ tình thái chun dùng để nhấn mạnh số lƣợng ít theo ý kiến chủ quan của ngƣời nói.

(173) Tơi gặp anh ấy mỗi một lần. (tr. 103, bài 8, 11)

B. Nhóm trợ từ có chức năng nhấn mạnh

Thuộc về nhóm này có các trợ từ: cả, chính, đã, hẳn, mới, ngay, phải, quả.

a. Trợ từ: cả

Cả (trợ từ): biểu thị sự nhấn mạnh về mức độ cao, về phạm vi không hạn chế của sự việc.

a. Nhằm đánh giá sự việc nào đó là to lớn, là đáng kể. (174) Đó là cả một vấn đề.

b. Cho thấy tính chất bất thƣờng hay nghịch lí của sự việc (biểu thị ở chỗ không loại trừ những đối tƣợng hoặc chủ thể đáng lẽ phải đƣợc loại trừ).

(175) Thằng bé thật hỗn láo. Nó dám đánh cả anh, chửi cả mẹ.

(Nếu cả đứng trƣớc chủ ngữ thì cần có phó từ cũng đặt trƣớc vị ngữ). Trong trƣờng hợp b., cả có thể kết hợp với đến hoặc/và ngay thành ngay cả, ngay đến, đến cả, cả đến,

ngay đến cả, cả đến ngay.

(176) Ngay cả tôi cũng bị phạt. (tr.68, bài 5, 10)

b. Trợ từ: chính

Trợ từ này đã đƣợc các sách giải thích nhƣ sau:

- Chính: từ biểu thị ý “khơng phải ai hay khơng phải cái gì khác”.

(177) Chính nó đã nói nhƣ thế (= Nó chứ khơng phải ngƣời khác đã nói nhƣ thế). (tr.102, bài 9, 9)

- Chính (trợ từ): đƣợc dùng để nhấn mạnh tính đích xác của chủ thể hoặc đối tƣợng (có thể ngầm ẩn sự phủ định những chủ thể hoặc đối tƣợng khác).

(178) Tơi đã đọc chính quyển sách ấy (chứ không phải tôi đọc quyển sách nào). (tr. 17, bài 1, 10)

c. Trợ từ: đã

Đã là một trợ từ rất phức tạp, thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau và vì vậy, trong các

giáo trình, trợ từ này đƣợc giải thích trong nhiều kết cấu khác nhau để thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau.

- Trong giáo trình Thực hành tiếng Việt trình độ B, trợ từ đã đƣợc giải thích nhƣ sau: +Đã + thời gian: kết cấu này dùng để nhấn mạnh một khoảng thời gian nào đó là quá lâu, quá dài. Khoảng thời gian này thƣờng kéo dài từ quá khứ đến hiện tại.

(179) Tôi sống ở Hà Nội đã 2 năm. (tr. 147, bài 14, 7)

+Đã … lại: Kết cấu này có ý nghĩa tƣơng tự nhƣ “khơng những … mà cịn” Chủ ngữ + đã + động từ 1/tính từ 1 + lại + động từ 2/tính từ 2 (180) Con trai bà ấy đã dốt lại lƣời.

- Đã đƣợc giáo trình Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngồi 3 của Nguyễn Văn

Huệ giải thích trong kết cấu: mới … đã là kết hợp biểu thị ý quá sớm, khơng theo trình tự hay quy luật thơng thƣờng.

(181) Ơng ấy mới 30 tuổi đã là tỷ phú (tr.60, bài 4, 8)

- Giáo trình Thực hành tiếng Việt trình độ C giải thích đã trong kết cấu: vừa … đã vừa + động từ (tính từ) + đã + động từ (tính từ)

Kết cấu này diễn tả sự tiếp nối của hai hành động, trạng thái. (Hành động trạng thái sau diễn ra khi hành động trƣớc cũng vừa diễn ra). Nó muốn nhấn mạnh tính chất q sớm của hành động, trạng thái sau.

(182) Tơi vừa ăn đã đói.

- Giáo trình Tiếng Việt nâng cao của Vũ Thị Thanh Hƣơng giải thích trợ từ đã

trong kết cấu: chưa … đã: là cặp phó từ hô ứng gồm 2 vế (chƣa A đã B), biểu thị ý nghĩa: hoạt động (trạng thái, tính chất) B đã đƣợc thực hiện khi mà hoạt động (trạng thái, tính chất) A chƣa kịp tiến hành; với tình thái coi điều đó là khác thƣờng (đáng ra A phải đƣợc thực hiện trƣớc B). Vì vậy, điều đó là đáng tiếc, đáng trách, đáng buồn cƣời hoặc cũng có thể là đáng vui mừng, khâm phục.

(183) Chƣa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng Ngồi ra cịn có các cặp hơ ứng khác nhƣ:

Vừa/mới A đã B: biểu thị ý nghĩa B xảy ra liền tiếp ngay sau A, với tình thái coi B

đến sớm hơn bình thƣờng.

Đang A đã B: biểu thị ý nghĩa B xảy ra khi A chƣa hồn thành, với tình thái coi thời

điểm đến của B là quá sớm, quá vội.(tr.307, bài 25, 10)

d. Trợ từ:hẳn

Trợ từ này xuất hiện duy nhất trong giáo trình Thực hành tiếng Việt B và đƣợc giải thích:

Hẳn: khi đứng trƣớc một danh từ, từ hẳn đƣợc dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng

của ngƣời, sự vật, hiện tƣợng… mà danh từ đó biểu thị.

(184) Hơm qua, tơi gặp hẳn bà Phó Thủ tƣớng. (tr. 171, bài 17, 7)

e. Trợ từ: mới

Mới cũng là một trợ từ rất phức tạp với nhiều ý nghĩa tình thái khác nhau đƣợc biểu

thị. Trợ từ tình thái mới đƣợc các sách giải thích nhƣ sau:

- Mới biểu thị ý nghĩa điều kiện. Từmới này biểu thị rằng: hành động, trạng thái B chỉ xảy ra khi có điều kiện A.

a. Điều kiện về thời gian: nhấn mạnh ý sự việc, hành động chỉ xảy ra ở một thời điểm muộn.

(185) Anh chƣa đi à? Chƣa, ngày mai tôi mới đi.

b. Điều kiện khác: nhấn mạnh ý sự việc, hành động xảy ra chỉ khi có điều kiện nêu ở trƣớc.

(186) Sao anh khơng làm? Chị ấy làm tơi mới làm. Có thể kết hợp: có … mới.

- mới: từ biểu thị điều kiện duy nhất để đƣa đến một kết quả. (188) Anh phải mua quà đắt tiền thì cơ ấy mới vui. (tr.60, bài 4, 8)

- mới … đã: kết hợp biểu thị ý q sớm, khơng theo một trình tự hay quy luật thơng thƣờng. (189) Ơng ấy mới 30 tuổi mà đã là tỷ phú. (tr. 60, bài 4, 8)

g. Trợ từ: ngay/ngaycả

Trợ từ này đƣợc giải thích trong các giáo trình nhƣ sau:

- Ngay cả: nhấn mạnh những hoạt động hoặc tính chất nêu ra có tính phổ biến,

khơng loại trừ các đối tƣợng đang đƣợc nói đến mặc dù nó có những đặc điểm riêng, khác biệt với các đối tƣợng khác.

(190) Bữa tiệc hôm nay rất vui, ngay cả mẹ tôi cũng hát. (tr.46, bài 4, 11)

- Ngay cả … cũng: kết cấu biểu thị ý không loại trừ đối với cả trƣờng hợp khơng

bình thƣờng, nhằm nhấn mạnh mức độ của sự việc.

(191) Ngay cả bà con cũng khó lịng nhận ra. (tr.305, bài 25, 10)

h. Trợ từ: phải

Trợ từ phải đƣợc giải thích trong các giáo trình nhƣ sau:

- Động từ + phải + bổ ngữ: kết cấu này có ý nghĩa giống nhƣ bị + động từ: chủ thể tiếp nhận một điều không tốt và anh ta khơng muốn điều đó.

(192) Anh ấy mua phải tủ lạnh cũ. (tr. 146, bài 14, 7)

- Phải (phán đốn) thƣờng đi với tính từ (phải + tính từ + lắm; phải + rất + tính từ): biểu thị sự phán đốn của ngƣời nói về một điều gì đó. Điều đó thƣờng là một kết luận hợp lí. Kết cấu này nhấn mạnh một kết quả tất nhiên, hoặc đặc trƣng, tính chất của sự việc.

(193) Khó tính nhƣ anh mà cũng phải khen thì chắc cơ ấy phải đẹp lắm. (tr.45, bài 2, 6).

i. Trợ từ: quả

Trợ từ này đƣợc giáo trìnhTiếng Việt nâng cao của Vũ Thị Thanh Hƣơng giải thích:

Quả là trợ từ biểu thị ý xác nhận dứt khốt, thừa nhận điều gì đó đúng là nhƣ vậy.

(194) Trời quả có mắt.

+ Quả thƣờng đƣợc dùng trong các kết hợp: quả là, thật quả là, quả thật là. Các kết hợp này có thể đặt ở đầu câu và đằng sau nó là một kết cấu chủ - vị

(195) Quả thật là mọi chuyện diễn ra hết sức bất ngờ.

+ Quả và các kết hợp của nó thƣờng đƣợc dùng trong câu trần thuật. Ngồi ra,

chúng cịn đƣợc dùng khi muốn phân trần hoặc thú nhận điều gì đó. (196) Thật quả là tơi khơng hề xúc phạm bà ta. (tr.102, bài 8, 10)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)