2.2.2 .Các phương tiện từ vựngbiểu thị ýnghĩa tìnhthái
2.2.3. Các phương tiện ngữ pháp biểu thị ýnghĩa tìnhthái
Tiếng Việt cũng sử dụng các phƣơng tiện ngữ pháp để biểu thị ý nghĩa tình thái nhƣ sử dụng trật tự từ và một số thành phần phụ của câu.
2.2.3.1. Phương tiện trật tự từ
Đối với một ngơn ngữ khơng biến đổi hình thái nhất là các ngôn ngữ đơn lập nhƣ tiếng Việt, trật tự từ là một phƣơng tiện ngữ pháp đặc biệt quan trọng. Trong việc biểu
thị ý nghĩa tình thái, trật tự từ cũng là một phƣơng tiện biểu thị rất hiệu quả. Sự sắp xếp thứ tự, vị trí trƣớc sau của các từ ngữ, các bộ phận cũng là một cách để ngƣời nói biểu thị ý nghĩa đánh giá nào đó trong phát ngơn. Ví dụ:
a. Một bức tranh treo trên tường. Và
b. Trên tường treo một bức tranh.
Sự thay đổi trật tự từ của hai phát ngơn trên chắc chắn là có dụng ý của ngƣời nói. Ở câu a, ngƣời nói muốn nhấn mạnh đến đối tƣợng đƣợc treo trên tƣờng và ở câu b, ngƣời nói muốn nhấn mạnh đến vị trí của đối tƣợng.
Trong tiếng Việt còn sử dụng biện pháp đảo bổ ngữ để nhấn mạnh. Thông thƣờng, bổ ngữ đứng sau động từ, nhƣng trong trƣờng hợp cần nhấn mạnh, bổ ngữ đƣợc đảo lên vị trí đầu câu.
Ví dụ:
Tơi ăn cơm rồi. Cơm, tôi đã ăn rồi.
Hoặc Cơm thì tơi đã ăn rồi.
Ở ví dụ trên, phát ngơn thứ nhất có trật tự bình thƣờng. Nhƣng hai phát ngơn sau thì trật tự đã thay đổi, bổ ngữ đƣợc chuyển lên đầu câu nhằm nhấn mạnh đến đối tƣợng mà bổ ngữ biểu thị.
Tƣơng tự, trong câu có vị ngữ là tính từ, để nhấn mạnh đặc điểm, tính chất, chúng ta có thể đảo vị trí của tính từ lên đầu câu.
Ví dụ: Giàu thì tơi đã giàu rồi.
2.2.3.2. Một số thành phần phụ của câu có chức năng biểu thị ý nghĩa tình thái
Trong cuốn Thành phần câu tiếng Việt, Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Minh
Thuyết có đƣa ra hai thành phần phụ của câu có chức năng biểu thị nội dung ý nghĩa tình thái là tình thái ngữ và định ngữ câu. Theo các tác giả này, giữa định ngữ và tình thái ngữ có sự khác nhau là: “một đằng thiên về biểu thị tình thái của hành động phát ngơn, một đằng thiên về biểu thị lập trƣờng hay tình thái của nội dung phát ngôn” [Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp, 1998, tr. 229].
Tình thái ngữ là thành phần phụ của câu, ln ln đứng sau nịng cốt câu và bổ sung những ý nghĩa về tình thái cho câu. Tình thái ngữ khơng tham gia vào kết cấu phân đoạn thực tại câu.
Ví dụ: Hơm nay trời đẹp quá, chị nhỉ?
Tình thái ngữ chị nhỉ không tham gia vào cấu trúc vị từ vị ngữ và các tham tố của câu, và là thành phần gắn bó chặt chẽ nhất với hành động ngơn trung của câu. Tình thái ngữ này đánh dấu lực ngôn trung của câu là một câu hỏi, hỏi để xác nhận cho một điều đốn định dựa trên bằng chứng nào đó.
Định ngữ câu biểu thị thái độ của ngƣời nói đối với điều đƣợc nói ra: ngƣời nói đánh giá về tính xác thực hay khơng xác thực (khả năng hay tất yếu) xét về khía cạnh nhận thức (dựa trên bằng chứng và suy luận) hay khía cạnh đạo nghĩa (dựa trên những ràng buộc về quyền lợi, nghĩa vụ và đạo lí), đánh giá về tính chất tích cực, đáng mong muốn hay tính chất tiêu cực, khơng đáng mong muốn của điều đƣợc thông báo.
Định ngữ câu là thành phần phụ, có thể đứng trƣớc nịng cốt câu hoặc chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ, có nhiệm vụ hạn định về tình thái cho sự tình đƣợc nêu trong câu.
Ví dụ: Có lẽ, anh ấy là sinh viên.
Định ngữ câucó lẽ biểu thị sự khơng chắc chắn của ngƣời nói đối với sự tình đƣợc nêu trong phát ngơn. Ngƣời nói chỉ khơng cam kết hay xác nhận hồn tồn về tính chân thực của điều đƣợc nói ra: anh ấy là sinh viên, ngƣời nói chỉ trình bày điều đƣợc nói ra với tƣ cách là một phỏng đoán.