Cách giải thích ý nghĩa, chứcnăng và hướng dẫn sử dụng các phótừ tìnhthá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 86 - 93)

2.2.2 .Các phương tiện từ vựngbiểu thị ýnghĩa tìnhthái

3.2. Khảo sát các phótừ tìnhthái trong các giáotrình dạy tiếng Việt cho ngƣờ

3.2.3. Cách giải thích ý nghĩa, chứcnăng và hướng dẫn sử dụng các phótừ tìnhthá

Qua thống kê phần giải thích ngữ pháp của các giáo trình, chúng tơi nhận thấy ở mỗi giáo trình khác nhau thì số lƣợng phó từ tình thái đƣợc các tác giả đƣa vào giải thích

ở phần ngữ pháptrong các giáo trình rất khác nhau. Giáo trình giải thích nhiều các phó từ tình thái nhất (16 phó từ) là giáo trình thuộc bậc sơ cấp (Tiếng Việt cơ sở của Vũ Văn Thi). Có những giáo trình khơng có một phó từ tình thái nào nhƣGiáo trình tiếng Việt cho

người nước ngoài 3 (VSL 3) của Nguyễn Văn Huệ.

Việc khảo sát trực tiếp trên tƣ liệu cũng cho thấy hầu hết các tác giả đã mơ tả đƣợc cách sử dụng phó từ. Tuy nhiên, khác với các động từ tình thái, các giáo trình có đƣa kèm theo cấu trúc khi giải thích một số phó từ nhƣ giáo trình Thực hành tiếng Việt B của Đoàn Thiện Thuật khi giải thích phó từ lại hay giáo trình của Vũ Thị Thanh Hƣơng khi giải thích các phó từ hãy, đừng, chớ.Có những phó từ tình thái chỉ xuất hiện duy nhất ở một giáo trình, chẳng hạn nhƣ: phó từ tình thái vẫntrong Tiếng Việt cơ sở của Vũ Văn Thi. Có những phó từ đƣợc giải thích với một nét nghĩa duy nhất nhƣng cũng có những phó từ tình thái đƣợc giải thích với nhiều nét nghĩa khác nhau. Các nét nghĩa đó thƣờng đƣợc các tác giả đƣa vào rải rác ở các bài khác nhau mà ít khi tập trung ở một bài cụ thể. Dƣới đây là khảo sát cụ thể của chúng tôi đối với từng nhóm phó từ tình thái trong các giáo trình.

A. Nhóm các phó từ chỉ thời gian

Thuộc về nhóm này có các phó từ: đã, đang, sẽ, sắp, vừa/mới/vừa mới.

a. Phó từ tình thái: đã, đang, sẽ, sắp

Nhóm phó từ chỉ thời gian này gồm 5 phó từ và qua khảo sát tƣ liệu, chúng tơi nhận thấy, nhóm các phó từ: đã, đang, sẽ, sắp thƣờng đƣợc giải thích chung cùng nhau trong một chú thích ngữ pháp hoặc trong các chú thích ngữ pháp khác nhau của cùng một bài học. Các giải thích ngữ pháp cho các phó từ này thƣờng nhấn mạnh đến yếu tố thời gian (thì) của hành động.

Giáo trình Tiếng Việt cơ sở giải thích:

- đã, sẽ, đang: are adverbs of time, followed by the main verb of a sentence to

indicate the time of action.

đã: is used to indicate the past. đang: is used to indicate the present. sẽ: is used to indicate the future.

(85) Năm ngối, tơi đã học ở Mỹ. (86) Năm nay, tơi đang học ở Mỹ. (87) Sang năm, tôi sẽ về nƣớc

sắp: is an adverbs of time, followed by the main verbs of a sentence to indicate an

action in the near future. (88)Anh ấy sắp về nhà.

To indicate the near future with a specific time “sẽ” must be used (89) Ngày mai, tôi sẽ về nƣớc. (tr.48, bài 3, 1)

- Cuốn Tiếng Việt trình độ A của Đồn Thiện Thuật khơng giải thích các phó từ này trong chú giải ngữ pháp nhƣng trong bài học (trƣớc bài luyện về các phó từ này) có chú giải nhƣ sau:

MỘT NGÀY CỦA ANH HƢNG

(90) Bây giờ là 12 giờ trƣa, anh ấy đang ăn cơm. (91) Anh ấy đã gặp giám đốc lúc 9h sáng.

(92) Ba giờ chiều, anh ấy sẽ chơi tennis. (93) 5 giờ chiều anh ấy sẽ về nhà.

(94) Anh ấy vừa mới gọi điện thoại cho bạn lúc 11h30.

- Đã và đang, sắp và sẽ đƣợcGiáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài 1(VSL 1) của Nguyễn Văn Huệ chủ biên giải thích ở các bài khác nhau.

Đang: phó từđang biểu thị sự việc diễn ra, chƣa kết thúc.

(95) Anh đang làm gì đấy? Tơi đang ăn cơm

(96) Chị đang làm gì đấy?

Tơi đang đợi ơng Baker. (tr.76, bài 3, 4).

Đã: phó từđã chỉ một sự việc diễn ra trƣớc một mốc thời gian nào đó.

(97) Cơ Mai đã học tiếng Anh 2 năm.

Khi trong câu có sự xuất hiện của từ chỉ thời gian thì có thể lƣợc bỏ “đã” (98) Hôm qua, tôi đi thƣ viện. (tr.86, bài 4, 4)

Sẽ: phó từ biểu thị sự việc diễn ra trong tƣơng lai

(99) Tháng sau, tôi sẽ về nƣớc.

Sắp: phó từ biểu thị sự việc diễn ra trong tƣơng lai trong thời gian tới, rất gần so với

(100) Tôi sắp đi Hà Nội Phân biệt sắp/sẽ

(101) Tháng sau, tôi sẽ về nƣớc. (102) Cơ ấy sắp lập gia đình.

sẽ biểu thị sự việc diễn ra trong thời gian tới, rất gần so với mốc thời gian nào đó.

(tr.167, bài 12, 4)

- Giáo trìnhTiếng Việt nâng cao của Vũ Thị Thanh Hƣơng chủ biên giải thích đã và

đang với nhiều nét nghĩa khác nhau trong cùng một chú thích ngữ pháp.

Đã: đứng trƣớc các động từ vị ngữ để biểu thị ý nghĩa hồn thành của hành động.

Có thể hồn thành trong quá khứ, hiện tại hoặc tƣơng lai

(103) Tính từ năm 1976 đến nay, đã có khoảng 12.450 học viên Lào tốt nghiệp nhiều ngành khác nhau của Việt Nam.

(104) A, mẹ đã về!

(105) Chỉ mấy tháng nữa em đã là vợ anh rồi.

Chú ý: Nếu đứng trƣớc tính từ, đã biểu thị một tính chất đƣợc hình thành qua q trình chuyển biến từ khơng đến có.

(106) Đã ngoan (rồi); Đã chịu khó (rồi); Đã tiến bộ rồi.

Một số cặp đƣợc hình thành do sự kết hợp của đã với một từ khác: chưa…đã,

vừa/mới…đã, còn/đang…đã. Những cặp này biểu thị sự việc ở vế sau đƣợc tiến hành khi

sự việc ở vế trƣớc chƣa bắt đầu, mới bắt đầu hoặc diễn ra (với tình thái coi sự việc ở vế sau tiến hành sớm).

(107) Chƣa đánh đã khóc.

(108) Vừa lĩnh học bổng đã tiêu hết tiền.(tr.209, bài 17, 10)

Đang: đứng trƣớc động từ hoặc tính từ để biểu thị ý nghĩa tiếp diễn của hành động,

tính chất.

(109) Chúng tôi đang ôn tập để chuẩn bị cho kì thi tới.

+ Hành động, tính chất có thể tiếp diễn trong hiện tại, quá khứ hoặc tƣơng lai. (110) Hiện tại, việc nghiên cứu dự thảo đang đƣợc hoàn thiện.

(111) Ngày ấy, dân ta đang sống thanh bình. (112) Ba năm nữa thì con đang học đại học.

Chú ý: Để biểu thị ý nghĩa tiếp diễn, ngƣời ta còn dùng một số từ hoặc tổ hợp từ khác nhƣ: còn, vẫn, đang còn, vẫn, còn, còn đang, vẫn đang còn, vẫn còn đang…

(113) Lá còn xanh nhƣ anh đang còn trẻ.

(114) Bài cịn đang làm dở thì cơ giáo đã thu rồi.

Các cặp này biểu thị sự việc sau xuất hiện khi sự việc trƣớc (có dùng đang) cịn

tiếp diễn.

b. Phó từ tình thái: mới/vừa/vừa mới

Phó từ tình thái này đƣợc các giáo trình giải thích:

- mới, vừa, vừa mới are adverbs which precede the main verb to indicate a recently completed action. For example:

(115) Ông Nam mới/vừa/vừa mới đi Huế (tr. 108, bài 9, 1)

- Phó từmới biểu thị sự việc diễn ra khơng lâu trƣớc một mốc thời gian nào đó. (116) Cơ Mai mới đi Hà Nội hôm qua. (tr.129, bài 8, 4)

B. Nhóm các phó từ chỉ sự tiếp diễn

Thuộc về nhóm này có các phó từ: cịn, vẫn, lại. Các phó từ này lần lƣợt xuất hiện và đƣợc các giáo trình giải thích nhƣ sau:

-Giáo trình Tiếng Việt cơ sở giải thích:

Adverb vẫn, cịn: vẫn, còn are adverbs preceding a main verb, and they can be

translated as “still” in English. Sometimes both of them are used together with the same meaning.

(117) Tôi vẫn ở khách sạn Dân Chủ. (118) Tơi cịn học tiếng Việt ở Việt Nam.

(119) Anh ấy vẫn còn ở Hà Nội. (tr.129, bài 11, 1)

- Cịn: phó từ đứng trƣớc các động từ hoặc tính từ để biểu thị ý nghĩa tiếp diễn của hành động hoặc tính chất nào đó.

(120) Ơng ấy cịn đọc sách đến khuya.

(121) Lá còn xanh nhƣ anh đang còn trẻ.(tr.44, bài 3, 10)

- Lại: phó từ, dùng trƣớc động từ, biểu thị ý “trái với lẽ thƣờng”.

(122) Hơm nay nó lại muốn đọc sách (Bình thƣờng, nó khơng thích đọc sách). (tr.79, bài 7, 9)

- A, lại B: trong kết cấu này, từ lại dùng để nhấn mạnh B trái ngƣợc với A CN + ĐT1/TT1 + (nhƣng) + lại + ĐT2/TT2

CN1 + ĐT1/TT1 + (nhƣng) + CN2 + lại + ĐT2/TT2 (123) Anh ấy nói là đến nhƣng lại ngồi ở nhà.

(124) Mẹ cô ấy đẹp, cô ấy lại xấu.(tr.159, bài 15, 7)

Verb + lại: is used to refer to the repetition of an action with the same object.

(125) Hôm qua, tôi đã đọc xong quyển sách này, hôm nay tôi đọc lại.

Lại + verb: is used to refer to the repetition of an action with the same or diffirent object.

(126) Chị ấy vừa từ Hải Phòng về. Ngày mai chị ấy lại đi thành phố Hồ Chí Minh

Lại + verb + lại: is used to emphasize that an action happens more than twice.

(127) Anh ấy đã dịchlạibài này rồi, bây giờ anh ấy lại dịch lại. (tr.250, bài22, 1)

C. Các phó từ chỉ sự cầu khiến

Thuộc về nhóm này có 3 phó từ: hãy, đừng, chớ.

Ba phó từ hãy, đừng, chớ đƣợc giải thích trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho

ngƣời nƣớc ngoài nhƣ là một yếu tố của kiểu câu thể hiện sự yêu cầu (câu cầu khiến).

Hãy thƣờng đƣợc giải thích trong kết hợp với đi: hãy … đi.

- Hãy: phó từ biểu thị ý u cầu có tính chất mệnh lệnh hoặc thuyết phục, động

viên… Hãy có thể kết hợp với đi.

(128) Anh hãy về đi. (tr.99, bài 9, 5) - Một số kiểu câu yêu cầu:

(Hãy) + động từ + đi Để yêu cầu ngƣời khác làm việc gì

Đừng/chớ + động từ Để khuyên ngƣời khác không nên làm gì (129) Chị hãy ngồi xuống đây đi.

(130) Trời mƣa to, em đừng đi ra ngoài.

- Đừng, chớ: là phó từ khuyến cáo phủ định dùng để yêu cầu, khuyên bảo ngƣời

khác không tiến hành hoặc ngừng tiến hành một hành động nào đó. (131) Đừng cho mèo, chó bén mảng tới.

(132) Chớ dại mà sờ vào.

Hãy cũng là phó từ khuyến cáo nhƣng là khuyến cáo khẳng định, dùng để yêu cầu,

khuyên bảo ngƣời khác tiến hành hoặc tiếp tục một hành động nào đó. (133) Con hãy học bài đi, chơi thế đủ rồi. (tr.331, bài 27, 10)

D. Nhóm các phó từ chỉ mức độ

Thuộc về nhóm này có các phó từ: rất/rất là, q, lắm, hơi, khơng … lắm, tương

đối, khá, đỡ. Các phó từ này đƣợc các giáo trình giải thích nhƣ sau:

- Rất: phó từ chỉ mức độ cao, trên hẳn mức bình thƣờng, thƣờng dùng trong câu

(134) Cơ ấy nói tiếng Việt rất giỏi. (tr.99, bài 5, 4)

- Rất là: có ý nghĩa nhƣ rất nhƣng rất là dùng trong văn nói (135) Chị ấy rất là đẹp (tr.44, bài 2, 10)

- Quá: là phó từ, chỉ mức độ cao hơn hẳn mức bình thƣờng, thƣờng dùng trong câu nói có tính chất cảm thán.

(136) Cơ nói tiếng Việt hay quá! (tr.109, bài 6, 4)

- Lắm: phó từlắm chỉ mức độ đƣợc đánh giá cao, thƣờng đƣợc dùng trong khẩu ngữ. (137) Sách này hay lắm. (tr.129, bài 8, 4)

- hơi + tính từ: phó từ hơi dùng trƣớc tính từ, thƣờng là tính từ có ý nghĩa tiêu cực, có nghĩa là “một chút”

(138) Hơm nay trời hơi nóng. (tr.8, bài 1, 7)

E. Nhóm các phó từ chỉ tần số

Thuộc về nhóm này có các phó từ:ln ln/ln/thường/thường thường/thỉnh

thoảng/đơi khi/ít khi/hiếm khi. Các phó từ này đƣợc các giáo trình giải thích nhƣ sau:

- Adverb: luôn/luôn luôn (always); thường xuyên (very often); thường/thường

thường (often, usually); thỉnh thoảng (sometimes); đơi khi (seldom); ít khi (rarely).

luôn, luôn luôn goes before the verb, luôn goes at the end of the sentence with the

same meaning.

(139) Tôi luôn luôn nghe nhạc khi đọc sách. (140) Tôi nhận đƣợc thƣ của mẹ tôi luôn.

thường xuyên goes before the verb, sometimes at the end of sentence.

(141) Tôi thƣờng xuyên dậy lúc 7 giờ sáng. (142) Tôi gặp chị ấy thƣờng xuyên.

thường usually goes before the verb or subject and sometimes is repeated.

(143) Tôi thƣờng đọc sách ở thƣ viện.

(144) Thƣờng thƣờng, tôi đi ngủ lúc 11h đêm và thức dậy lúc 7h sáng.

thỉnh thoảng, đơi khi, ít khi can go before the verb or at the beginning of the sentence.

(145) Đơi khi, tơi cũng thích uống rƣợu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)