CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨM GAS
2.3.2. Hoạt động về giá
Khách hàng đánh giá về giá bán sản phẩm gas bình của cơng ty như bảng 2.5:
Bảng 2.5: Đánh giá của khách hàng về giá bán
Mã Tiêu chí Trung bình Độ lệch
chuẩn GC1 Mức giá sản phẩm có tính cạnh tranh cao so
với sản phẩm của các hãng khác 2,63 0,61
GC2 Giá bán sản phẩm tương xứng với chất lượng
sản phẩm 3,40 0,67
GC3 Giá b á n s ả n p h ẩ m không chênh lệch nhiều
giữa các điểm bán 3,04 0,71
GC4 Giá bán sản phẩm rất ổn định, ít biến động 2,87 0,63
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả
Qua bảng 2.5, ta thấy khách hàng đánh giá thấp tiêu chí“Mức giá sản phẩm có
tính cạnh tranh cao so với sản phẩm của các hãng khác” với giá trị trung bình là 2,63; Ngun nhân chính là do nguồn gas đầu vào của công ty chủ yếu nhập khẩu nên chi phí đầu vào và giá bán cao hơn so với sản phẩm của các hãng gas khác. Ngồi ra, chi phí cao cịn do ngun nhân hàng năm cơng ty phải bỏ ra chi phí rất lớn để đầu tư vỏ bình, đổi vỏ bình của các hãng gas khác nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Khách hàng đánh giá ở mức độ trung bình của tiêu chí “Giá bán sản phẩm
tương xứng với chất lượng sản phẩm” có giá trị trung bình là 3,40; Tiêu chí “Giá b á n s ả n p h ẩ m không chênh lệch nhiều giữa các điểm bán” có giá trị trung bình
là 3,04.
được tính dựa vào giá gas của thế giới với những điều chỉnh đối với thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển. Trong những năm gần đây, giá dầu thô thường xuyên biến động kéo theo giá gas trên thị trường và công ty thay đổi theo.
Bảng 2.6: So sánh giá bán gas bình của cơng ty với các đối thủ cạnh tranh
Đơn vị tính : Đồng/kg
Hãng Gas Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Gas Petrolimex Sài Gòn 33.444 29.526 23.379
PV Gas South 32.202 28.682 22.512
Sài Gòn Petro 32.462 28.706 22.536
Nguồn: Phòng Kinh doanh Đại lý
Nhìn vào bảng 2.6, ta có thể thấy giá sản phẩm gas bình của Petrolimex cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh chính. Do nguồn hàng chủ yếu của Gas Petrolimex Sài Gòn được nhập khẩu từ nước ngoài (chịu ảnh hưởng lớn từ các khoản chênh lệch tỷ giá, chi phí vận chuyển ….), trong khi đó các doanh nghiệp khác như PV Gas South và Sài Gòn Petro chủ yếu nguồn hàng cung cấp trong nước. Gas nhập khẩu có nhiệt lượng cao, thời gian sử dụng dài, không chứa nhiều tạp chất so với gas được sản xuất trong nước. Để đảm bảo nguồn hàng ổn định và mức giá cạnh tranh, duy trì mức tồn kho dự trữ để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị trong trường hợp nhu cầu thị trường có sự gia tăng ngồi kế hoạch. Tuy nhiên, chính sách này làm phát sinh thiệt hại chênh lệch giá hàng tồn kho, đặc biệt là biến động của tỷ giá hối đối. Hàng năm cơng ty phải bỏ ra chi phí rất lớn để đầu tư vỏ bình, đổi vỏ bình của các hãng gas khác. Ngoài ra, nhập khẩu gas đang có nhiều quy định, văn bản bất hợp lý của các cơ quan quản lý chuyên ngành, trong đó bao gồm quy định không phù hợp về quản lý chất lượng, thủ tục hải quan đối với hãng gas nhập khẩu, quy định khai báo hóa chất (doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục khai báo đối với
từng chuyến hàng nhập khẩu, mất thời gian và chi phí, quy định mâu thuẫn về thời gian nộp giấy khai báo).
Các hãng kinh doanh gas sử dụng nhiều biện pháp cạnh tranh từ giá bán (điều chỉnh giá bán nhiều lần trong tháng, bao giá: nhận hàng trong tháng nhưng áp dụng đơn giá hàng tháng sau tại thời điểm dự báo giá tháng sau giảm, chiết khấu mạnh giá bán theo sản lượng…), tài trợ tín dụng để cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần.
Đặc biệt năm 2013, Công ty CP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam (PVGAS South – thành viên Tổng cơng ty Khí Việt Nam) đã đưa ra thị trường phía Nam loại bình 12kg van đứng mang màu xanh giống màu của Petrolimex Gas với chính sách giá bán chênh lệch rất mạnh để xâm nhập các nhà phân phối và đại lý bán lẻ.