Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi khách hàng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 37 - 39)

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập với tên gọi ban đầu là Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ- HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về Tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Cơng thương Việt Nam theo Quyết định số 402/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990. Ngày 23/07/1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ- NH5 thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam thuộc NHNN Việt Nam với số vốn ban đầu là 200 tỷ đồng (tương đương 30 triệu USD lúc bấy giờ). Đến ngày 21/09/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. Năm 2008, Ngân hàng Công Thương thành công trong việc ra mắt thương hiệu mới là VietinBank thay cho thương hiệu IncomBank trước kia, trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam và quốc tế và là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Cũng trong năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa và công bố giá trị doanh nghiệp VietinBank. Đến ngày 25/12/2008, VietinBank tổ chức bán đấu giá cổ phần ra

công chúng thành công và chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, NHNN ký quyết định số 142/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Tuy là chuyển đổi sang hình thức Ngân hàng TMCP nhưng trong cơ cấu của VietinBank, cổ đông Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (89%) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước là cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại ngân hàng. Sau cổ phần hóa, theo báo cáo tài chính Quý IV năm 2009, VietinBank có tổng tài sản là 245.412 tỷ đồng (chiếm hơn 10% trên toàn hệ thống ngân hàng), vốn điều lệ là 11.253 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.205,511 tỷ đồng. Trên cơ sở phê duyệt của Chính phủ và Đại hợi đồng cổ đông, ngày 25/01/2011 VietinBank đã hoàn tất việc bán 10% cổ phần cho Tổ chức tài chính quốc tế IFC và phát hành thêm 3.372 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu, nâng tổng vốn điều lệ của VietinBank đến 31/12/2011 lên mức 20.230 tỷ đồng, đứng thứ 2 toàn ngành, đưa VietinBank trở thành ngân hàng TMCP Nhà nước đầu tiên có đối tác nước ngoài tham gia sở hữu. Ngày 27/12/2012, VietinBank tiếp tục ký kết bán 20% cổ phần cho ngân hàng The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Ltd. Tính đến 31/12/2014, trong cơ cấu cổ đông của VietinBank, cổ đông nhà nước chiếm tỷ lệ 64,46%, cổ đơng nước ngồi chiếm 28,74% trong đó The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Ltd chiếm tỷ lệ 19,73%, IFC và người có liên quan và cổ đông khác chiếm 6,8%. Tại thời điểm 31/12/2014 vốn điều lệ của VietinBank là 37.234 tỷ đồng2 đứng thứ tư sau Argribank, BIDV và Vietcombank3.

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam có mạng lưới ngân hàng trải rộng trên khắp cả nước có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hồn Kiếm, Hà Nợi; 1 Sở Giao dịch ở Thành phố Hà Nội; 3 đơn vị sự nghiệp; 2 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng; 1 văn phòng đại diện tại Myanmar; 149 chi nhánh cấp một tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước và 3 chi nhánh tại nước ngoài (2 chi nhánh ở CHLB Đức và 1 chi nhánh ở nước CHDCND Lào). Ngoài ra VietinBank còn có quan hệ

2 Vietinbank (2014), Báo cáo thường niên năm 2014,

http://investor.vietinbank.vn/Handlers/DownloadReport.ashx?ReportID=482

với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới;

Hoạt đợng chính của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi khách hàng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)