Khả năng thanh khoản của VietinBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi khách hàng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 46)

ĐVT: %

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Khả năng thanh toán ngay 15,94 15,76 15,22 15,7

Khả năng thanh toán chung 26 24 29 20

Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank năm 2010 – 2014

Khả năng thanh toán của ngân hàng đã được cải thiện đáng kể, với tỷ lệ dư nợ/huy động vốn giảm dần nhờ mức độ tăng nhanh huy động tiền gửi của khách hàng. Điều này phù hợp với chiến lược phát triển nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Chỉ số tài sản thanh khoản (tiền và các khoản tương đương tiền tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác/Tổng nợ phải trả) có xu hướng được cải thiện qua các năm. Công tác quản lý thanh khoản của ngân hàng cũng như chất lượng của nguồn vốn tiền gửi được cải thiện đáng kế, đặc biệt từ sau khi ngân hàng chuyển sang cơ chế điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP vào năm 2009, cho phép mua bán vốn khớp kỳ hạn và tính chất của giao dịch, để người quản lý có thể linh hoạt trong chính sách lãi suất và đưa ra các định hướng về kỳ hạn cho toàn hệ thống VietinBank. Ngoài ra, ngân hàng luôn tuân thủ đúng quy định của NHNN về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ khả năng chi trả, …

Đánh giá chung

Nguồn tiền gửi của khách hàng và thị phần huy động nguồn vốn của Vietinbank liên tục tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là tăng mạnh từ năm 2010 đến 2014; năm 2014, huy động vốn của VietinBank chiếm 21% so với nhóm 8 ngân hàng so sánh. Trong đó, Vietinbank cùng với Vietcombank và BIDV là 3 ngân hàng có thị phần huy động vốn đứng đầu nhóm.

Đây là thành quả rất đáng khích lệ của tồn thể lãnh đạo và nhân viên trong việc xây dựng nguồn vốn ổn định, góp phần vào sự phát triển bền vững của Vietinbank.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 của luận văn đề cập khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, trình bày tổng quan huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Thực trạng huy động vốn của VietinBank hiện nay khá tốt. Huy động vốn của VietinBank chiếm 21% so với nhóm 8 ngân hàng so sánh. Trong đó, Vietinbank cùng với Vietcombank và BIDV là 3 ngân hàng có thị phần huy động vốn đứng đầu nhóm. Dựa vào thực trạng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng trên cùng với việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân, tác giả sẽ đi vào khảo sát và đưa ra kết quả ở chương 4 của luận văn.

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dựa vào lý thuyết chương 2 và chương 3 đi sâu vào nghiên cứu thực trạng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, chương 4 của luận văn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam bằng cách khảo sát thực tế, nhằm xác định các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng. Chương này bao gồm các nội dung:

4.1 Thiết kế nghiên cứu

Tác giả thực hiện nghiên cứu này theo quy trình gồm 2 bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu

Bước 1: nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính gồm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1: xây dựng cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu đồng thời dựa

trên nền tảng lý thuyết và nghiên cứu liên quan đề xuất các nhân tố có thể tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng và đưa ra thang đo sơ bộ.

Thang đo sơ bộ được xây dựng trên cơ sở tổng hợp từ kết quả các nghiên cứu có liên quan và kinh nghiệm gửi tiền của tác giả. Các nghiên cứu này đến từ các nước khác nhau trên thế giới nên đặc điểm mẫu khảo sát có sự khác nhau về văn hóa, mức độ phát triển và đặc biệt là sự khác nhau về đối tượng khảo sát. Do đó, thang đo khi áp dụng đối với Việt Nam cần được đánh giá lại và điều chỉnh cho phù hợp thông qua kỹ thuật phỏng vấn tay đôi với đối tượng là các khách hàng đang sử dụng dịch vụ gửi tiền của NHTMCP Công Thương Việt Nam. Mục đích nhằm kiểm tra các khách hàng này có hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của từ ngữ của các phát biểu trong thang đo? có phát biểu nào trùng lắp giữa các nhân tố? Thang đo sau khi được điều chỉnh sẽ trở thành thang đo chính thức cho nghiên cứu định lượng.

Tiến hành nghiên cứu, tác giả phỏng vấn tay đôi với 14 đối tượng, trong đó có 8 nữ và 6 nam hiện đang là khách hàng gửi tiền tại VietinBank, thảo luận dựa trên dàn bảng câu hỏi thảo luận đã soạn sẵn (Phụ lục 2 – Bảng câu hỏi thảo luận).

Thời gian thực hiện: từ tháng 2/2015 đến tháng 3/2015.

Giai đoạn 2: tiến hành điều chỉnh, hồn thiện thang đo, thơng qua bảng

thảo luận tay đôi để thu thập ý kiến. Mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, khả năng hiểu các phát biểu của người được phỏng vấn, tìm ra những phát biểu mới. Kết quả thu được sẽ phục vụ cho việc điều chỉnh, hoàn thiện thang đo và làm cơ sở cho bảng khảo sát trong nghiên cứu định lượng.

Thời gian thực hiện: từ tháng 4/2015 đến tháng 7/2015.

Nghiên cứu định lượng nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng tham gia khảo sát, kiểm định thang đo, đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố.

Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành điều chỉnh thang đo, thiết kế bảng khảo sát (Phụ lục 5 – Bảng khảo sát) và tiến hành thu thập dữ liệu.

Thời gian thu thập dữ liệu phân tích định lượng: từ tháng 8 đến tháng 10/2015.

Tiến hành phân tích, tác giả sử dụng 2 cơng cụ để đánh giá thang đo là: hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và phân tích mơ hình hồi quy thơng qua việc sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS.

Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha giúp tác giả phân tích loại bỏ biến không phù hợp và hạn chế biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy thang đo. Những biến có hệ số tương quan biến tổng thể (item-total correlation) nhỏ hơn sẽ bị loại khỏi thang đo. Thang đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Nguyễn Thị Mai Trang và Nguyễn Đình Thọ, 2004).

Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo và loại những biến không đảm bảo đợ tin cậy, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá.

Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, xác định các tập hợp biến cần thiết đối với vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến với nhau. Điều kiện sử dụng EFA là phải nắm được mức độ quan hệ giữa các biến (các hệ số tương quan nhỏ hơn 0,3 thì sử dụng EFA không phù hợp); hệ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) phải lớn hơn 0,50; các biến có trọng số nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ bị loại bỏ, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 0,5 (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Nguyễn Thị Mai Trang và Nguyễn Đình Thọ, 2004). Kết quả phân tích EFA với các thang đo đạt yêu cầu sẽ xác định các nhóm yếu tố có tác động đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng.

Dựa trên các nhóm yếu tố có tác động đã được xác định, tác giả phân tích mơ hình hồi quy để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhóm nhân tố đối với quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân.

Thời gian tiến hành: tháng 8/2015

Bảng 4.1. Tổng hợp quy trình nghiên cứu và tiến độ thực hiện

Bước Dạng Phương pháp Kỹ Thuật Mẫu Thời gian thực hiện

1 Sơ bợ Nghiên cứu định tính Phỏng vấn tay đơi 14 2-7/2015 2 Chính thức Nghiên cứu định lượng Lấy mẫu trực tiếp 297 5/2015 đến 7/2015

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

4.2. Nghiên cứu định tính

4.2.1 Mơ hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu

Dựa trên nền tảng lý luận về dịch vụ nhận tiền gửi của NHTM, một số nghiên cứu có liên quan trước đây về việc lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng và thực tế các yếu tố tác động đến khả năng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng cá nhân, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu vấn đề: các nhân tố tác động đến khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng tại ngân hàng thương mại. Các nhân tố đề xuất trong mô hình nghiên cứu bao gồm: danh tiếng và uy tín của ngân hàng, chính sách marketing của ngân hàng, lợi ích tài chính, sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ, đội ngũ nhân viên, công nghệ, sự thuận tiện dành cho khách hàng.

Để phân tích các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tác giả sử dụng mơ hình nghiên cứu như sau:

Hình 4.2 Mơ hình các nhân tớ tác đợng đến quyết định gửi tiền của khách hàng tại Ngân hàng thương mại

(Nguồn: Tác giả tự đề xuất)

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để ước lượng mức độ tác động của các nhân tố đối với quyết định gửi tiền vào ngân hàng. Phương trình hồi quy có dạng:

Y = b0 + b1 X1 + b2 X2 + b3 X3 + b4 X4 + b5 X5 + b6 X6 + b7 X7 +b8X8 +b9X9 Với Y: quyết định gửi tiền

Xj : các nhân tố tác động nhân tố tác động và quyết định gửi tiền đều được đo bằng các biến quan sát, các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Các giả thuyết cho mơ hình nghiên cứu:

Giả thuyết H1: Tiêu chí “Lợi ích tài chính” tác đợng cùng chiều đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân.

QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN Lợi ích về tài chính An tồn tiền gửi Sự đa dạng sản phẩm, dịch vụ Chất lượng dịch vụ Sự thuận tiện Cơng nghệ Danh tiếng và uy tín Đợi ngũ nhân viên Sự giới thiệu

Giả thuyết H2: Tiêu chí “An tồn tiền gửi” tác động cùng chiều đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân.

Giả thuyết H3: Tiêu chí “Sản phẩm, dịch vụ” tác đợng cùng chiều đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân.

Giả thuyết H4: Tiêu chí “Chất lượng dịch vụ” tác động cùng chiều đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân.

Giả thuyết H5: Tiêu chí “Sự thuận tiện” tác động cùng chiều đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân.

Giả thuyết H6: Tiêu chí “Cơng nghệ” tác đợng cùng chiều đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân.

Giả thuyết H7: Tiêu chí “Danh tiếng và uy tín” tác đợng cùng chiều đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân.

Giả thuyết H8: Tiêu chí “Đợi ngũ nhân viên” tác động cùng chiều đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân.

Giả thuyết H9: Tiêu chí “Sự giới thiệu” tác đợng cùng chiều đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân.

4.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành vào tháng 7/2015, theo phương pháp thảo luận tay đôi như đã nói ở phần trên. Các ý kiến sau khi thảo luận được tổng hợp tại Phụ lục3. Kết quả nghiên cứu được ý kiến của các đối tượng như sau:

Tất cả 14 đối tượng phỏng vấn sử dụng dịch vụ gửi tiền tại VietinBank nhận thấy rằng:

Về các phát biểu thang đo, tất cả các đối tượng phỏng vấn đều có ý kiến cho rằng thang đo được phát biểu rõ ràng, dễ hiểu. Đồng thời một số đối tượng có ý kiến đề xuất đối với thang đo.

Đối với nhân tố “lợi ích tài chính”, 8/14 đối tượng thảo luận cho rằng, với phát biểu: “VietinBank tặng quà cho khách hàng vào các dịp lễ, tết, sinh nhật” tại nhân tố “Chất lượng dịch vụ” đó là mợt hình thức lợi ích khơng bằng tiền kèm theo khi khách hàng gửi tiền. Nên phát biểu này nên đưa vào phần lợi ích tài chính.

Ngồi ra, 4/14 đối tượng cho rằng những ưu đãi đối với các dịch vụ khác của ngân hàng có thể tác động đến khách hàng tiền gửi, do đó, cần phải có những chính sách ưu đãi cho khách hàng tiền gửi khi họ sử dụng các dịch vụ khác như mua ngoại tệ, vay vốn…Vì vậy, nên bổ sung phát biểu “VietinBank nên có ưu đãi cho những khách hàng gửi tiền tại ngân hàng khi họ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác” vào nhân tố lợi ích tài chính.

Đối với nhân tố “An tồn tiền gửi” thì 4/14 đối tượng thảo luận cho rằng các phát biểu “Ngân hàng có tình hình vốn, tài sản ổn định” thuộc về nhân tố “danh tiếng và uy tín” của ngân hàng thì hợp lý hơn. Tài sản và nguồn vồn chỉ của cải của ngân hàng. Nếu của cải càng lớn thì đây là bảo chứng tốt nhất cho việc đảm bảo việc chỉ trả khi khách hàng muốn rút tiền. Đây tḥc về uy tín của ngân hàng.

Đối với nhân tố “Chất lượng dịch vụ” thì 5/14 đối tượng thảo luận cho rằng phát biểu: “VietinBank có chính sách khách hàng thân thiết” tại nhân tố chất lượng dịch vụ khơng rõ là nhằm mục đích gì nên đề nghị loại bỏ.

Đối với nhân tố “sự thuận tiện” thì

Có 13/14 đối tượng thảo luận cho rằng phát biểu “VietinBank xử lý thủ tục giao dịch/thủ tục hồ sơ nhanh chóng” tại nhân tố sự thuận tiện” bị trùng lắp với phát biểu “Thời gian chờ đợi giao dịch ngắn” tại nhân tố chất lượng dịch vụ. Nên bỏ phát biểu này tại nhân tố sự thuận tiện.

Có đến 6/14 đối tượng thảo luận cho rằng cần bổ sung phát biểu “có đội ngũ tư vấn trực tuyến 24/7” vào nhân tố sự thuận tiện. Vì hiện nay các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng có rất nhiều, việc tìm hiểu hết tất cả các ưu và nhược điểm của các sản phẩm này sẽ gây mất thời gian cho khách hàng. Mặt khác, trong giờ hành chính khách hàng thường rất bận với cơng việc của mình. Nếu như có một kênh tư vấn nhanh chóng cho nhu cầu gửi tiền riêng của họ thì họ thấy rất thuận tiện.

Có 3/14 đối tượng thảo luận cho rằng cần bổ sung “trường học cho con” vào phát biểu “VietinBank có điểm giao dịch thuận tiện (gần nhà/nơi làm

việc…)” vì việc đưa đón con thường xuyên và lâu dài nên điểm giao dịch gần trường của con cũng là một lựa chọn đáng để họ quan tâm.

Đối với nhân tố “Danh tiếng và uy tín” thì 8/14 đối tượng thảo luận cho rằng phát biểu “VietinBank có danh tiếng, tạo cảm giác an toàn cho khách hàng khi gửi tiền” bị trùng với phát biểu “VietinBank có thương hiệu tốt và lâu đời”. Có 5/14 đối tượng thảo luận bổ sung phát biểu “Cơ sở hạ tầng của ngân hàng hiện đại, to lớn, nội thất đẹp”. Vì theo họ, cơ sở khang trang, hiện đại, to lớn thể hiện sự giàu có của một ngân hàng, điều này làm gia tăng sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng.

Đối với nhân tố “Đội ngũ nhân viên” thì 8/14 đối tượng thảo luận cho rằng đối với các phát biểu “Nhân viên VietinBank có thái độ phục vụ lịch sự”, “Nhân viên VietinBank có kỹ năng tư vấn tốt, rõ ràng, dễ hiểu”, “Nhân viên VietinBank xử lý giao dịch thành thạo”, “Nhân viên VietinBank giải quyết sự cố thỏa đáng” là những kỹ năng cần thiết mà mỗi một nhân viên ngân hàng đều được ngân hàng đào tạo kỹ và thường được gọi là sự chuyên nghiệp. Do đó, các phát biểu này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi khách hàng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)