Nâng cao danh tiếng và uy tín của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi khách hàng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 85)

5.2 Giải pháp vận dụng tác động của các nhân tố nhằm gia tăng khả năng huy

5.2.6 Nâng cao danh tiếng và uy tín của ngân hàng

Xây dựng chiến lược đưa Vietinbank trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam. Một NHTM có thương hiệu mạnh sẽ góp phần quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến gửi tiền. Điều này cũng xuất phát từ đặc thù của hoạt động ngân hàng là dựa trên nền tảng niềm tin của công chúng. Việc xây dựng biểu tượng đẹp và ấn tượng thông qua cơ sở vật chất, văn hóa Vietinbank và đặc biệt là chất lượng dịch vụ là những điều kiện cần phải hoàn thành trước hết. Từ đó, tạo niềm tin trong khách hàng khi họ đến giao dịch cũng như tạo khơng khí thoải mái, sang trọng trong khơng gian làm việc. Ngồi ra, văn hóa ứng xử của nhân viên cũng là yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệu cho từng ngân hàng. Với các tiếp khách niềm nở, nhiệt tình cũng như tác phong nhanh nhẹn tạo thiện cảm ban đầu với khách hàng và ấn tượng đẹp trong mỗi khách hàng khi nhắc đến Vietinbank.

Nâng cao giá trị thương hiệu VietinBank thông qua các hoạt động truyền thông, marketing, phát triển thương hiệu, tiếp tục xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể phục vụ cho các chương trình khuyếch trương quảng bá sản phẩm dịch vụ, các sự kiện lớn nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín thương hiệu.

Tiếp tục thực hiện công tác an sinh, xã hội, tiếp nối và triển khai có hiệu quả các chương trình từ thiện, an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động hiến máu nhân đạo…thông qua đó xây dựng thương hiệu Vietinbank.

5.2.7 Tăng cường tận dụng Sự giới thiệu của khách hàng

Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố Sự giới thiệu có tác động cùng chiều với quyết định gửi tiền của khách hàng vào VietinBank. Sự giới thiệu bao gồm sự giới thiệu từ bố mẹ, người thân; bạn bè, đồng nghiệp và từ các nhân viên tài chính. Do đó, VietinBank cũng nên xem trọng công tác mở rộng khách hàng từ các nguồn khách hàng hiện hữu như có chính sách tặng quà, hoa hồng giới thiệu cho các khách hàng giới thiệu người thân, bạn bè gửi tiền tại VietinBank. Điều này khuyến khích khách hàng thuyết phục người thân, bạn bè gửi tiền. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với lãi suất và chất lượng dịch vụ

tương đồng nhau. Sự giới thiệu của người thân, bạn bè có tác động rất lớn đến quyết định chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng.

5.2.8 Nâng cao trình đợ đợi ngũ cán bợ nhân viên ngân hàng

Các ngân hàng hiện nay cạnh tranh về mọi mặt như năng lực tài chính, cơ sở vật chất, chính sách marketing, cơng nghệ, đặc biệt là yếu tố con người. Ở bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức nào có được đôi ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn cao, nghiệp vụ sâu, vững chắc, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm tốt thì tổ chức, doanh nghiệp đó sẽ có được kết quả hoạt động tốt. Hiện tại, trình độ nhân viên tại VietinBank chưa thực sự cao, chỉ chiếm 65% trong tổng số nhân lực của VietinBank đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Đội ngũ nhân viên VietinBank cũng còn thiếu sót trong kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích ứng, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề….Chính vì lẽ đó, trong quá trình tuyển dụng hay khi vào làm việc taj VietinBank, thì VietinBank cần quan tâm, để ý đến các kỹ năng cần thiết cho vị trí tuyển dụng bên cạnh việc đạt mức yêu cầu của trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Giái pháp về chuyên môn nghiệp vụ của VietinBank là:

Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên bằng các khóa đào tạo ngắn ngày thông qua việc liên kết của VietinBank với các cơ sở giảng dạy trong và ngồi nước, đảm bảo cho đợi ngũ nhân viên ngân hàng có được kỹ năng, trình dộ giỏi, chuyên nghiếp để hồn thiện tốt các cơng việc được giao và giúp các cá nhân đó có cơ hội phát triển tối đa các năng lực của bản thân.

Thường xuyên tổ chức, tập huấn, trao đổi về các vướng mắc trong nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi đối với mọi đối tượng khách hàng, kiến thức về giải quyết các nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp tại quầy, qua điện thoại…Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên của VietinBank cần được đào tạo bổ sung kiến thức về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh để có thể giao tiếp với khách hàng nước ngoài, đọc tài liệu, quy trình làm việc, các văn bản, mẫu biểu bằng tiếng

anh..giúp nhân viên ngân hàng hạn chế được những sai sót trong quá trình tác nghiệp.

Đối với cấp quản lý trở lên, VietinBank cần chú trọng việc đào tạo chuyên sâu về kiến thức quản lý, nắm rõ tâm lý nhân viên để dễ dàng hơn trong quản lý. Đối với nhân viên, ngân hàng cần chú trọng việc đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ để hạn chế rủi ro tác nghiệp. Ngân hàng cũng cần chú trọng việc đào tạo nhân viên mới về nghiệp vụ trong một thời gian nhất định, tham gia các khóa đào tạo rồi tham gia kiểm tra kiến thức nghiệp vụ học được, sau đó mới phân công tác nghiệp. Đồng thời, ngân hàng cũng cần thường xuyên tổ chức các kỳ thi nhằm củng cố kiến thức, lựa chọn, sàng lọc kết hợp với kết quả làm việc thực tế, chọn ra những nhân viên giỏi, sắp xếp vào các vị trí phù hợp với năng lực của nhân viên đó cũng như đề bạt ở vị trí cao hơn. Có như thế nhân viên mới có đợng lực trau dồi kiến thức, nghiệp vụ, u thích cơng việc từ đó cũng ý thức được phục vụ khách hàng tốt hơn, nhằm giúp ngân hàng thu hút khách hàng gửi tiền, gia tăng khả năng huy động vốn của ngân hàng.

5.4 Hạn chế của đề tài, gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu này đen lại kết quả nhất định trong việc xác định các nhân tố tác động đến khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, giúp hiểu được phần nào mối liên hệ giữa các nhân tố và khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng. Từ đó giúp ngân hàng tìm ra được các giải pháp tốt nhất, hoàn hảo nhất để gia tăng lượng khách hàng gửi tiền lên, nhằm mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng còn một số hạn chế, cụ thể:

- Phạm vi nghiên cứu là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, dữ liệu được thu thập theo phương pháp thuận tiện. Cần mở rộng phạm vi thêm.

- Nghiên cứu chỉ giới hạn ở giải pháp làm gia tăng khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng, bới tỷ trọng tiền gửi của khách hàng trong Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chiếm tỷ trọng tương đối vượt trội so với tiền gửi của tổ chức.

Trên cơ sở các hạn chế nêu trên, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện trong phạm vi nghiên cứu là giải pháp gia tăng khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, hay về đối tượng nghiên cứu tiếp theo có thể nghiên cứu ở cả khách hàng tổ chức gửi tiền tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tóm tắt chương 5

Với kết quả nghiên cứu tại chương 4, ở chương 5, tác giả đề xuất tám nhóm giải pháp cho các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng vào VietinBank. Các giải pháp này đi sâu phân tích và cụ thể hóa các nội dung cần thực hiện đối với từng nhân tố để đảm bảo vấn đề thực thi và hiệu quả nhất định đối với công tác phát triển nguồn vốn huy động tại VietinBank.

KẾT LUẬN

Trong lĩnh vực ngân hàng, nguồn vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định khả năng hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Hiện nay, VietinBank được biết đến là ngân hàng dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam về quy mô vốn. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để có thể giữ vững và mở rộng thị phần huy động của mình đòi hỏi VietinBank phải có những bước tiến mới trong công tác huy động nguồn vốn mà đặc biệt là nguồn tiền gửi.

Đề tài “Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi khách hàng tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” nghiên cứu khía cạnh các

nhân tố tác động đến khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng tại VietinBank. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 8 nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng tại VietinBank và mức độ sắp xếp theo mức độ tác động từ cao xuống thấp là: Lợi ích tài chính; Sự thuận tiện; An toàn tiền gửi; Chất lượng dịch vụ; Sản phẩm, dịch vụ; Danh tiếng và uy tín; Sự giới thiệu; Đợi ngũ nhân viên. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, tác giả cũng đã đề xuất 8 nhóm giải pháp cụ thể cho từng nhân tố nhằm đạt được mục tiêu mở rộng huy động tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Minh Thông, 2015. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Nhà nước. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Tp.HCM.

2. Nguyễn Thị Đồng Diệp, 2013. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ , Đại học Kinh tế Tp.HCM.

3. Nguyễn Thị Hồng Chánh, 2013. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng TMCP Á Châu tại TPHCM, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Tp.HCM.

4. Nguyễn Thị Mai Trang và Nguyễn Đình Thọ, 2004, Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

5. Trầm Thị Xuân Hương (2013), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Kinh tế, TP.HCM, trang 58.

6. Triệu Quốc Phú, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP. HCM, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Tp.HCM.

7. Báo cáo thường niên của VietinBank 2010-2014.

8. Báo cáo tài chính hợp nhất, kiểm tốn của VietinBank 2010-2014.

Tài liệu tiếng Anh

1. Ahmed Audi Maiyaki, 2011. Factors Determining Bank’ s Selection and Preference in Nigerian Retail Banking. International Journal of Business and Management, Vol.6, No.1, pp. 211-225.

2. Apena Hedayatnia và Kamran Eshghi, 2011. Bank Selection Criteria in the Iranian Retail Banking Industry, International Journal of Business and Management, Vol. 6, No. 12, pp.222-231.

3. Cicic et al, 2004. Bank selection criteria employed by students in a south-eastern European country: An empirical analysis of potential market segments.

International Journal of Bank Marketing, Vol.27, No.2, pp.1-18.

4. Cleopas Chigamba và Olawale Fatoki, 2011. Factors Influencing the Choice of Commercial Banks by University Students in South Africa. International Journal of Business and Management, Vol. 6, No. 6, pp.66-76.

5. Chigamba và Fatoki, 2011. Factors influencing the choice of commercial Banks by University Student in South Africa. International Journal of Business and Management, Vol.6, No.6, pp.66-76.

6. Dabone, Atta Junior, Bright Addiyiah Osei và Biggles Petershi, 2013. Factors affecting customers choice of retail banking in Ghana. International Journal of

Research In Social Sciences, Vol. 3, No.1, pp. 37-44.

7. Fishbein và Ajzen, 1975. Belief, attitude, intention and behavior: An introduction to theory and research. Reading, MA: Addison-Wesley, Vol 44, pp.1025-1028.

8. Gerrard và Cunningham, 2001. Singapore's undergraduates: how they choose which bank to patronize. International Journal of Bank Marketing, Vol. 19 (3), p.104-114.

9. Goiteom W/mariam, 2011. Bank selection decision: Factors influrencing the choice of banking services, Addis Ababa University. <http://etd.aau.edu.et/

bitstream/123456789/2291/3/Goiteom%20Wmariam.pdf>. [ngày truy cập: 5 tháng 10 năm 2015].

10. Hafeez Ur Rehman and Saima Ahmed, 2008. An Empirical Analysis of The Deteminants of Bank Selection in Pakistan. Pakistan Economic and Social Review, Vol.46, No.2, pp.147-160.

11. Huu and Kar, 2000. A study of bank selection decisions in Singapore using the analytical hierarchy process. International Journal of Bank Marketing, Vol.1,

No.4, pp. 170-180.

12. Jelena Titko, 2012. Service quality evaluation in Latvian banking. Economics

And Management. Vol 17, No 1 pp.304-310, <http://www.ecoman.ktu.lt/

index.php/Ekv/article/view/2282>. [ngày truy cập: 5 tháng 10 năm 2015].

Marketing, Vol.16, No.3, pp.63-72.

14. Maddern, Maull và Smart, 2007. Customer satisfaction and service quality in UK financial services. International Journal of Operations & Production Management, Vol 27(9): 999 – 1019.

15. Md. Nur-E-Alam Siddique, 2012. Bank Selection Influencing Factors: A Study on Customer Preferences with Reference to Rajshahi City, Asian Business Review (ABR), ISSN: 2304-2613, Volume 1, No. 1. < http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2567721>. [ngày truy cập: 5 tháng 10 năm 2015].

16. Mikhail Kotykhov, 2005. Determinant attributes of customer choice of banks, supplying mortgage products. Auckland University of Technology. <

http://aut.researchgateway.ac.nz/handle/10292/156>. [ngày truy cập: 5 tháng 10 năm 2015].

17. Nunnally, 1978. Psychometric theory (2nd ed.). New York: McGraw-Hill.

18. Omo Aregbeyen, 2011. Quality of teachers and students performance: evidence from schools in ibadan metropolis in Nigeria, Ozean Journal of Social Sciences, Volume 4, Issue 3, ISSN: 1943-2585 (0nline). < https://www.google.com/ url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=6&cad=rja&uact=8&ved=0ahU KEwiov8HFwaHJAhWDJ5QKHbLGBh4QFghLMAU&url=http%3A%2F%2F www.ozelacademy.com%2FOJSS_v4i3.pdf&usg=AFQjCNGMJ-f7TWBbmW _QacdTr_cTRAWb2A&sig2=g9eJIJ_XeMiylryXLJaJ9g&bvm=bv.108194040,d .dG>. [ngày truy cập: 5 tháng 10 năm 2015].

19. Peterson, 1994. A meta-analysis of Cronbach's coefficient alpha. Journal of

Consumer Research, Vol 21, 2; ABI/INFORM Global pg. 381

20. Safiek Mokhlis, Hayatul Safrah Salleh và Nik Hazimah Nik Mat, 2011. Ethnicity and Choice Criteria in Retail Banking: A Malaysian Perspective,

International Journal of Business and Management, Vol. 5 No. 6, pp. 98-105.

21. Safiek Mokhlis và các cộng sự, 2009. Commercial Bank Selection: Comparison between Single and Multiple Bank Users in Malaysia. International Journal of

22. Rao and Sharma, 2010. Bank Selection Criteria Employed by MBA Students in Delhi: An Empirical Analysis. Journal of Business Studies Quarterly 2010, Vol. 1 No. 2, pp. 56-69.

23. Reman and Ahmed, 2008. Bankers’ Perceptions of Electronic Banking in Pakistan, Journal of Internet Banking and Commerce, Vol. 13, no.1.

<http://www.arraydev.com/commerce/jibc/>.[ngày truy cập: 5 tháng 10 năm 2015].

24. Thwaites, Brooksbank and Hanson, 1997. Bank selection criteria in New Zealand: a student perspective. New Zealand Journal of Business, Vol.19,

No.1&2, pp.95- 107.

25. Zineldin, 1996. Bank strategic positioning and some determinants of bank selection. International Journal of Bank Marketing, Vol.14, No.6, pp.12-22.

Tổng hợp danh mục các trang web tham khảo

1. http://investor.vietinbank.vn/Handlers/DownloadReport.ashx?ReportID=482 2. http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html

3. http://s.cafef.vn/TCB-159842/he-thong-ngan-hang-sau-sap-nhap-se-ra-sao.chn 4. http://vneconomy.vn/tin-doanh-nghiep/thuong-hieu-vietinbank-duoc-dinh-gia-

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC SẢN PHẨM TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Sản phẩm Đáp ứng nhu cầu Tiện ích Đặc tính

Đới với khách hàng cá nhân Tiền gửi thanh tốn hưởng lãi suất khơng kỳ hạn

Giao dịch mọi lúc, mọi nơi

Quản lý chi tiêu mà vẫn sinh lời đồng thời giúp bạn chủ động trong việc thực hiện các giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt mợt cách nhanh chóng, chính xác.

Lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh

Được gửi thêm hoặc rút mợt phần/tồn phần tiền gửi tại bất kỳ thời điểm và điểm giao dịch của VietinBank trên toàn quốc

Được phát hành séc

Được bảo hiểm tiền gửi bằng VND

Loại tiền gửi: VND, USD, EUR, ngoại tệ khác

Lãi suất áp dụng: Lãi suất không kỳ hạn theo biểu lãi suất hiện hành

Số tiền gửi tối thiểu: 100.000 VND/10 đơn vị ngoại tệ.

Tiết kiệm không kỳ hạn thông thường

An toàn – Hiệu quả - Thuận tiện

Sinh lời tối đa cho khoản tiền nhàn rỗi, đồng thời bạn cũng có thể linh hoạt sử dụng khoản tiền này khi cần thiết.

Lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh

Được gửi thêm hoặc rút mợt phần/tồn phần tiền gửi tại bất kỳ thời điểm và điểm giao dịch của VietinBank trên toàn quốc

Được sử dụng để cầm cố vay vốn tại ngân hàng

Được xác nhận số dư tiền gửi cho các mục đích hợp pháp

Được bảo hiểm tiền gửi bằng VND

Loại tiền gửi: VND, USD, EUR, ngoại tệ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi khách hàng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)