Các chỉ tiêu của thành phần nhận biết thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị thương hiệu công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT telecom) (Trang 50 - 52)

CÁC CHỈ TIÊU TÁC GIẢ

Ấn tượng cửa hiệu

Yoo và cộng sự (2000) Quảng cáo

Khuyến mãi giá

Xúc tiến bán hàng Huỳnh Kim Phụng (2001) Tài trợ

Irazadel và cộng sự (2012) Hội chợ

Chất lượng nhân viên bán hàng

Lê và cộng sự (2014) Chất lượng bảo hành

Độ phủ bán hàng Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Ấn tượng cửa hiệu

FPT Telecom có hệ thống văn phịng giao dịch (VPGD) rộng khắp cả nước là một lợi thế để gây ấn tượng với khách hàng. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã có văn phịng tại các quận/huyện như quận 1, quận 6, quận Bình Tân, Bình Thạnh, Gị Vấp, quận 9, quận 10,quận 7, Tân Bình, quận 12. Các VPGD tọa lạc tại các vị trí tương đối thuận tiện cho khách hàng giao dịch. Về cách bày trí bên trong cửa hàng thì đa số các khách hàng đều hài lịng và có ấn tượng khá tốt. Ngồi ra, bên trong các cửa hàng đều bố trí các hộp thư góp ý để tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ khách hàng về một số điểm được hoặc chưa được để FPT Telecom có thể phát huy và khắc phục trong tương lai.

Có thể thấy mặc dù lượng cửa hiệu trải dài nhưng chỉ tập trung tại một số quận huyện mà chưa có sự phân bố đều. Các cửa hàng giao dịch FTEL tại các quận huyện đa số có diện tích trung bình và nhỏ. Mặc dù đạt được tiêu chuẩn thuận tiện giao dịch nhưng thường các vị trí chưa nằm tại các vị trí đẹp, dễ quan sát nên đã gây ấn tượng không thật tốt với khách hàng. Qua khảo sát khách hàng thì đã có một số khách hàng trong lần giao dịch đầu tiên đến nộp tiền thuê bao tháng đã đi nhằm vào FPT Shop. Lý do là FPT Shop có hệ thống rộng khắp, thường nằm tại các vị trí rất

định của tổng giám đốc FPT Telecom Nguyễn Văn Khoa thì chính sách của FTEL từ ngày thành lập đến giờ chủ yếu là tiết kiệm nên việc thuê những mặt bằng nằm ở các vị trí chưa đẹp chỉ để tiết kiệm chi phí cho cơng ty. Bên cạnh đó, việc các VPGD của FTEL làm việc không xuyên cả tuần đã gây ra những bất tiện nhất định từ phía khách hàng. Điều này đã dẫn đến những ấn tượng không tốt về hệ thống VPGD từ phía khách hàng. Tuy nhiên, vừa qua ban giám đốc FTEL cũng đã kịp thời nhận ra và triển khai phục vụ khách hàng suốt cả tuần. Điều này cũng đã nhận được những phản ứng tích cực từ phía khách hàng. Tuy vậy, FTEL cũng cần có thêm những chính sách hợp lý hơn nữa để cải thiện những vấn đề còn chưa tốt nhằm nâng cao ấn tượng của khách hàng đối với VPGD và qua đó góp phần nâng cao giá trị thương hiệu FTEL.

Quảng cáo

Quảng cáo là hình thức truyền thơng phi cá nhân, là cơng cụ tiếp thị của doanh nghiệp để tạo sự ưa thích đối với thương hiệu hoặc để gia tăng sản phẩm (Dương Hữu Hạnh, 1973, trang 237). Tiền chi cho quảng cáo được đưa vào nhiều phương tiện truyền thơng như: Nhật báo, tạp chí, radio, tivi, trưng bày ngồi trời, trên xe buýt, tờ quảng cáo gửi qua bưu điện, q tặng… Tóm lại, quảng cáo gồm ba hình thức chính là quảng cáo trên truyền hình (TVC), quảng cáo trên Internet (Online Marketing) và quảng cáo trên báo (Print Ad).

Hiện nay, FPT Telecom đang áp dụng các loại hình quảng cáo như: Quảng cáo trực tuyến (Website, eMarketer); các chương trình xuống đường bán hàng (Roadshow); tổ chức các sự kiện với những ca sĩ nổi tiếng nhằm quảng bá thương hiệu; tổ chức các trò chơi (Game show) tại các địa điểm công cộng nhằm thu hút khách hàng; các chương trình xã hội hướng về cộng đồng. Tất cả những hoạt động trên nhằm mục đích quảng cáo các sản phẩm của FPT Telecom đến với khách hàng. Điều này giúp khách hàng biết đến thương hiệu của FTEL nhiều hơn, giúp tăng cường nhận biết thương hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị thương hiệu công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT telecom) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)