CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1.6.1. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng:
Việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng bên cạnh các chi phí tăng thêm như quản lý nợ xấu khi có nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh đã khiến lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm. Nghiêm trọng hơn, việc không thu hồi được đầy đủ nợ (gốc, lãi và các khoản phí) làm cho nguồn vốn của các NHTM bị thất thốt. Trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút thêm. Trường hợp các ngân hàng khơng trích lập dự phịng đầy đủ thì khoản các khoản nợ xử lý rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Khi nợ đã xử lý rủi ro lớn hơn nhiều so với dự phịng rủi ro thì đây là khoản lỗ lớn của ngân hàng ảnh hưởng đến vốn của ngân hàng, dẫn đến việc tỷ lệ CAR của các ngân hàng không được đảm bảo nên phải giảm địn bẩy tín dụng hoặc tăng vốn điều lệ của ngân hàng. Trong trường hợp xấu nhất thì khoản lỗ này có thể lớn hơn vốn chủ sở hữu dẫn đến phá sản hoặc sáp nhập. Ngay cả khi khoản lỗ này không lớn hơn vốn chủ sở hữu thì việc phải giảm tỷ lệ địn bẩy tín dụng sẽ khiến lợi nhuận giảm trong tương lai và có thể làm ảnh hưởng đến quy mơ hoạt động của các NHTM. Theo Karim và cộng sự (2010) thì nợ xấu có tăng cao thì dẫn đên ngân hàng hoạt động kém hiệu quả khi xem xét đến tỷ lệ nợ xấu tác động đến hiệu quả ngân hàng tại Singapore và Malaysia
Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho uy tín, niềm tin của dân cư vào tiềm lực tài chính ngân hàng bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này làm giảm khả năng huy
15
động vốn của ngân hàng và làm chi phí huy động vốn tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng và nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Theo Talata (2015) thì nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tài chính của ngân hàng, ảnh hưởng đến chính sách tín dụng, chi phí thu hồi vốn, chi phí thẩm định.