CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
5.2. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
5.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đều khẳng định các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các NHTM. Do đó, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô tác động nhiều đến sự an toàn hoạt động của hệ
79
thống ngân hàng nói chung và hoạt động NHTM nói riêng. Một môi trường kinh tế thuận lợi hay bất ổn sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các thành phần kinh tế, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và từ đó sẽ khiến RRTD của NHTM gia tăng hay suy giảm. Sự gia tăng RRTD do sự truyền dẫn của các bất ổn trong nền kinh tế sẽ khiến hệ thống ngân hàng đối mặt với nguy cơ đổ vỡ của hệ thống vì sự sụt giảm giá trị tài sản và chất lượng tài sản, từ đó sẽ ảnh hưởng lớn đến sự an toàn và khiến hệ thống ngân hàng trở nên bất ổn. Sự bất ổn của hệ thống tài chính tiếp tục tác động ngược với nền kinh tế vì là nguồn dẫn vốn cho mọi hoạt động kinh tế. Do đó, cần thiết phải có các chính sách điều tiết kinh tế như các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp để giảm thiểu tác động của các yếu tố bên ngoài tác động đến RRTD một cách kịp thời và trong từng thời kỳ nhất định. Chính phủ cần có những chính sách kích cầu đúng lúc nhằm ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế, đồng thời khai thông nguồn vốn để cung cấp vốn cho các thành phần của nền kinh tế. Những định hướng phát triển của nhà nước cần tập trung tín dụng vào các ngành mang lại giá trị thặng dư cao như công nghiệp và dịch vụ, tránh tập trung các nguồn lực vào các ngành phi sản xuất như thị trường bất động sản mang tính rủi ro cao. Các chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ cần hài hịa các lợi ích giữa các thành phần kinh tế.
5.2.2. Ổn định tỷ giá hối đoái
Kết quả của mơ hình hồi quy cho thấy tác động cùng chiều của tỷ giá hối đoái lên RRTD của các NHTM. Thực vậy, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có được thuận lợi hay khơng là nhờ các chính sách hỗ trợ ngoại thương của Chính phủ, bên cạnh đó là sức cạnh tranh của giá cả hàng hóa mà nó chịu tác động rất lớn từ sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Trong giai đoạn tỷ giá hối đối tăng cao thì sẽ khuyến khích người dân tiêu dùng hàng hóa trong nước, tuy nhiên việc này dẫn đến hoạt động nhập khẩu bị ảnh hưởng và hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này sẽ không thuận lợi chưa kể các chi phí đầu vào có nguồn gốc nhập khẩu cũng như nghĩa vụ trả nợ của các khoản vay ngoại tệ cũng gia tăng dẫn đến RRTD của ngân hàng sẽ gia tăng theo. Thời gian gần đây thì chính sách của Chính phủ cũng có
80
xu hướng ổn định tỷ giá, không để biến động quá nhiều tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp và cho cả các NHTM. Tuy nhiên, chính sách tỷ giá hối đối này cần linh hoạt theo từng biến động của thị trường, dòng vốn cần được cung ứng cho các thành phần kinh tế với mức chi phí hợp lý.
5.2.3. Ổn định và kiềm chế tỷ lệ lạm phát
Theo như kết quả của mơ hình hồi quy thì tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với RRTD của các NHTM. Thực tế trong thời gian qua, Chính phủ cũng đang từng bước kiềm chế và ổn định lạm phát nhằm tạo môi trường vĩ mô thuận lợi, giảm tác động đến RRTD của các NHTM. Tuy nhiên chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phải phối hợp hợp lý, một mặt kiềm chế lạm phát nhưng vẫn cung ứng nguồn vốn tốt cho các nền kinh tế để phát triển cũng như tạo điều kiện phát triển cho ngân hàng.
5.2.4. Hạn chế tỷ lệ thất nghiệp và gia tăng thu nhập người lao động
Có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng ngược chiều đến chất lượng tín dụng của các NHTM. Thực tế, song song với các giải pháp thúc đẩy kinh tế phát triển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để gia tăng sản lượng cũng như thuê thêm nhân cơng cịn có các chính sách nhằm giúp nâng cao năng suất lao động nhằm gia tăng thu nhập cho người lao động để từ đó hạn chế RRTD của các NHTM.
5.2.5. Hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến các hoạt động của hệ thống ngân hàng. thống ngân hàng.
Chính phủ và các cơ quan hữu quan liên quan đến lĩnh vực ngân hàng cần xây dựng cũng như hoàn thiện các văn bản pháp lý một cách chặt chẽ nhằm hạn chế RRTD của các ngân hàng. Trong đó, các quy định liên quan đến hoạt động cấp tín dụng là rất cần thiết, mang tính thiết thực và rõ ràng đồng thời sử dụng các công cụ nhằm định hướng thị trường trong từng thời kỳ theo hướng giảm rủi ro cho hệ thống. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu tháo gỡ những quy định bất cập rườm rà gây nhiều khó khăn cho hoạt động của NHTM, như áp dụng các tiêu chuẩn Basel vào hệ
81
thống ngân hàng, kiện toàn các văn bản về nhận thế chấp tài sản đảm bảo như với các tài sản là nhà và đất dự án, các văn bản liên quan đến quá trình kiện tụng và xử lý tài sản đảm bảo theo hướng tinh giảm có tham khảo từ nước ngoài nhằm đẩy nhanh quá trình xử lý nợ và hạn chế RRTD của các NHTM.
5.2.6. Xây dựng và phát triển thị trường mua bán nợ
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa hình thành thị trường mua bán nợ xấu và chưa có những văn bản cũng như chính sách để thành lập thị trường này. Vì vậy mà nợ xấu của các NHTM vẫn còn tồn đọng rất nhiều ảnh hưởng lớn đến an toàn và hiệu quả hoạt động của các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Trên thực tế hiện nay thì VAMC ra đời với kỳ vọng sẽ giúp các NHTM giải quyết nợ xấu. Có thể nói VAMC đã đóng góp khơng nhỏ trong q trình xử lý nợ xấu của các NH Việt Nam như cơ cấu khoản vay của khách hàng giúp tăng khả năng trả nợ khách hàng, chứng khốn hóa khoản nợ và xử lý thu hồi nợ xấu. Điều đó góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu và hạn chế RRTD cho các NH, đồng thời giúp BCTC của các NHTM trở nên tốt hơn bên cạnh những hạn chế như thiếu nguồn vốn để tăng cường mua nợ xấu. Các văn bản chính sách của nhà nước quy định về hoạt động của công ty này chưa rõ ràng và chưa đáp ứng được nhu cầu xử lý nợ như: hoạt động của VAMC vẫn cịn phụ thuộc vào NHNN, quy trình xử lý nợ xấu cịn khó khăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như từ khách hàng, thủ tục nhiêu khê và không tự đấu giá bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, giá mua nợ xấu vẫn chưa hình thành dựa trên quan hệ cung cầu thị trường do chưa có thị trường mua bán nợ.
Do đó, để đáp ứng kịp thời nhu cầu xử lý nợ xấu trong khi tình hình RRTD đang có dấu hiệu gia tăng trở lại mà một mình VAMC khơng thể đáp ứng đủ thì Chính phủ cần nghiên cứu xây dựng nên một thị trường mua bán nợ xấu bằng các văn bản pháp lý liên quan có tham khảo từ các nước có thị trường tài chính vững mạnh như Mỹ, Nhật…Đồng thời có những chính sách hỗ trợ cũng như định hướng cho thị trường phát triển một cách an toàn và ổn định nhằm góp phần hạn chế RRTD cho hệ thống ngân hàng. Mặc khác, các TCTD cần được khuyến khích cũng
82
lý nợ xấu, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế cũng như tăng tính thanh khoản cho hệ thống.