CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
3.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHUNG CỦA CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
Biểu đồ 3.1: ROE và ROA của Hệ thống các tổ chức tín dụng tại VIỆT NAM
(Nguồn từ báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước Việt Nam) Tình hình hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2012 có chiều hướng gia tăng và giữ ở mức cao liên tiếp. Trong đó, cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ thị trường bất động sản của Mỹ, dẫn đến hàng loạt các ngân hàng bị phá sản. Nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và rơi vào suy thoái kinh tế, tăng trưởng thấp và lạm phát cao. Hoạt động của hệ thống tín dụng tại Việt Nam vì thế cũng chịu nhiều ảnh hưởng nên suy giảm khi ROA và ROE năm 2009 giảm còn 1.01% và 10.42% so với năm 2008 là 1.29% và 14.56%. Sang những năm tiếp theo, xuất phát từ nguyên nhân tăng trưởng mạnh mẽ của tín dụng đồng thời chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay cao do các ngân hàng chạy đua lãi suất (lãi suất huy động trần theo quy định của NHNN là 14% trong khi đó lãi suất cho vay duy trì ở mức cao) dẫn tới lợi nhuận của các ngân
37
hàng lấy lại mức như cũ vào năm 2010. Trong năm 2011, hoạt động tín dụng của ngân hàng gặp khó khăn (năm 2011 có tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh so với năm 2010) do hoạt động của các doanh nghiệp vẫn không hiệu quả dẫn đến lợi nhuận suy giảm so với 2010. Từ năm 2012, các chỉ số ROA và ROE của hệ thống ngân hàng lần lượt đều giảm mạnh ở mức 0.62% và 6.31% so với mức 1.09% và 11.88% của năm 2011, nguyên nhân là do sự khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Do vậy, Chính phủ triển khai nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2011, trong đó đề ra một loạt giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô dẫn đến sự tăng trưởng tín dụng thấp (tốc độ tăng trưởng thấp nhất so với các năm), lãi suất liên tục suy giảm cùng với chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra của ngân hàng cũng giảm theo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của hệ thống ngân hàng. Hơn nữa năm 2012 là năm mà hệ thống ngân hàng đối mặt với RRTD gia tăng khi bùng nổ nợ xấu dẫn đến việc các ngân hàng phải gia tăng trích lập dự phịng RRTD và làm suy giảm lợi nhuận của ngân hàng. Trong các năm tiếp theo thì ROA và ROE vẫn duy trì ở mức thấp hơn giai đoạn trước lần lượt là 0.51% và 5.56% ở năm 2013 là do hệ quả của việc tỷ lệ nợ xấu vẫn còn ở mức cao dẫn đến RRTD chưa thật sự giảm khiến chi phí dự phịng RRTD và chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ này tăng nhẹ lên 0.57% và 6.43% ở năm 2014 dù RRTD của hệ thống ngân hàng từng bước giảm, thanh khoản của các ngân hàng từng bước đã cải thiện, nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng đã suy giảm, bên cạnh việc NHNN đã tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Những khó khăn như tổng cầu suy giảm làm khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp trở nên khó khăn dẫn đến việc khó tăng trưởng tín dụng trong hệ thống ngân hàng, thị trường bất động sản chậm phục hồi, thị trường tài chính trì trệ dẫn đến nợ xấu cũng khó thu hồi khiến cho RRTD gia tăng đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các ngân hàng. Năm 2013 đánh dấu với sự ra đời của Công Ty Quản Lý Tài Sản (VAMC) nhằm hạn chế RRTD bằng cách xử lý nợ xấu vốn là rào cản của tăng trưởng tín dụng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng trong thời gian qua bên cạnh định hướng tín dụng tập trung vào các
38
ngành nghề sản xuất chứ không như giai đoạn trước khi tập trung vốn vào các ngành phi sản xuất như bất động sản. Sang năm 2015 thì đây là năm cuối của Đề án 254 “cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” và là năm mà NHNN phải đưa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống về mức đã đề ra. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu năm 2015 của toàn hệ thống giảm ở mức 2.55% và giảm theo từng năm, các ngân hàng đã tích cực bán nợ xấu cho VAMC nhưng vẫn phải trích lập dự phịng RRTD cho khoản nợ xấu đó dù khoản nợ đã loại trừ ra khỏi bảng cân đối kế tốn vì vậy chất lượng tín dụng xấu vẫn ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của hệ thống ngân hàng. Theo đó, ROA và ROE của năm 2015 vẫn thấp và đạt ở mức 0.44% và 6.26%. Cùng với sự hồi phục của nền kinh tế trong giai đoạn từ 2013 đến năm 2015 bên cạnh việc phát triển một cách bền vững bởi tăng trưởng tín dụng tích cực thì lợi nhuận của hệ thông ngân hàng dần dần ổn định qua từng năm.