CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN
2.2.1.5. Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Lý thuyết về quản lý yếu kém: Berger và Deyoung (1997) cho rằng “quản lý kém” thể hiện ở thu nhập trên vốn chủ sở hữu. Nó liên quan đến những kỹ năng kém như chấm điểm tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo, giám sát và kiểm soát khoản vay sau khi cho vay. Từ đây, họ cho rằng quản lý kém tức khả năng quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng thấp sẽ làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng và làm gia tăng RRTD do họ không thể thực hiện quản lý và giám sát danh mục khoản vay ngày càng lớn. Tác giả đã sử dụng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đại diện cho giả thuyết về quản lý kém. Louzis et al (2012) cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa nợ xấu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Theo Chaibi và Ftiti (2015) thì ROE có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ nợ xấu của ngân hàng, có mối quan hệ tiêu cực giữa ROE và nợ xấu hàm ý dựa trên giả thuyết “quản lý kém” thì ROE đại diện cho chất lượng quản lý của ngân hàng.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) thì ROE có tác động ngược chiều với nợ xấu phù hợp với giả thuyết “Quản lý yếu kém”. Nguyên nhân cũng do quản trị ngân hàng kém dẫn đến nhiều hoạt động rủi ro và làm nợ xấu gia tăng. Ngược lại ngân hàng nào có suất sinh lợi cao, kiểm soát tốt nợ xấu hay kiểm sốt tốt chi phí kinh doanh thì tỉ lệ nợ xấu giảm.
Theo Dimitrios và cộng sự (2016) thì ROE có ảnh hưởng ngược chiều một cách mạnh mẽ đối với nợ xấu.
Theo Makri (2013) thì có mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa ROE với nợ xấu, kết quả này chỉ ra rằng sự suy giảm về lợi nhuận sẽ dẫn đến sự gia tăng về nợ xấu phù hợp với giả thuyết “quản lý yếu kém” dẫn đến rủi ro tín dụng.
21
Theo Abid và cộng sự (2014) thì ROE có mối quan hệ tiêu cực đáng kể với tỷ lệ nợ xấu. Điều này có nghĩa là chất lượng quản lý tác động đến hiệu quả của các quy trình cấp tín dụng cho hộ gia đình