CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
2.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
2.3.1. Tỷ lệ nợ xấu của năm trước
Tỷ lệ nợ xấu của năm trước của các NHTM thường ảnh hưởng lớn đến RRTD do nợ xấu qua các năm không được xử lý và kéo dài đến năm tiếp theo. Nó thể hiện năng lực quản trị về RRTD kém của nhà quản trị ngân hàng từ đó gia tăng RRTD cho năm tiếp theo (Berger và Deyoung, 1997). Theo Chaibi và Ftiti (2015) thì độ trễ của nợ xấu cũng ảnh hưởng đến RRTD, nó ảnh hưởng cùng chiều với nợ xấu.
Giả thuyết 1: Tỷ lệ nợ xấu của năm trước có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ
nợ xấu năm nay.
2.3.2. Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng
Dự phịng RRTD phản ánh ứng phó của hệ thống ngân hàng trước một tỷ lệ nợ xấu gia tăng khi dự đốn về chất lượng tín dụng hiện tại bị giảm nhằm tránh RRTD trong tương lai khi có biến động về mặt tài sản dẫn đến giảm thiệt hại cho ngân hàng. Theo Chaibi và Ftiti (2015) thì dự phịng RRTD phản ánh cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm hiện tại và thể hiện RRTD gia tăng trong tương lai. Tác giả kỳ vọng dự phịng RRTD có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết 2: Dự phịng RRTD có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. 2.3.3. Tỷ lệ hiệu quả của chi phí hoạt động
Theo giả thuyết về kém may mắn (Berger và Deyoung, 1997) thì hiệu quả chi phí yếu kém sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu gia tăng do tập trung nguồn lực để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nợ. Trong khi đó giả thuyết tiết kiệm thì hiệu quả chi phí cao chứng tỏ ngân hàng đang muốn tối đa hóa lợi nhuận bằng cách giảm chi phí trong các khâu cho vay sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Theo Chaibi và Ftiti (2015) thì hiệu quả chi phí kém cho thấy trình độ quản lý kém của ngân hàng và làm gia tăng RRTD của các ngân hàng. Tác giả kỳ vọng sự kém hiệu quả trong chi phí hoạt động có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.
33
Giả thuyết 3: Hiệu quả chi phí hoạt động có mối tương quan ngược chiều với
tỷ lệ nợ xấu.
2.3.4. Tỷ lệ đòn bẩy
Theo giả thuyết “quá lớn để sụp đổ” thì các ngân hàng có quy mơ lớn sẽ khơng ngại rủi ro tài chính khi dùng địn bẩy với việc tăng tỷ lệ huy động vốn trên tài sản do có kỳ vọng giải cứu từ các ngân hàng trung ương. Vì vậy mà sẽ làm gia tăng RRTD của ngân hàng khi có biến động ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của ngân hàng (Chaibi và Ftiti, 2015). Tác giả kỳ vọng tỷ lệ địn bẩy có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết 4: Tỷ lệ địn bẩy có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. 2.3.5. Tỷ lệ thu nhập ngồi lãi
Theo giả thuyết về đa dạng hóa (Berger và Deyoung, 1997) thì đa dạng hóa các nguồn thu nhập ngồi lãi sẽ đa dạng hóa loại hình kinh doanh của ngân hàng, từ đó khơng phụ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng từ đó sẽ làm giảm RRTD và làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Tác giả kỳ vọng thu nhập ngồi lãi có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết 5: Thu nhập ngồi lãi có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ
xấu.
2.3.6. Quy mô ngân hàng
Theo giả thuyết “quá lớn để sụp đổ” thì các ngân hàng có quy mơ lớn sẽ có xu hướng đầu tư mang tính rủi ro cao hơn do mong đợi Chính phủ sẽ can thiệp trong trường hợp sụp đổ vì vậy sẽ làm gia tăng RRTD của ngân hàng và làm tăng nợ xấu (Chaibi và Ftiti, 2015). Tác giả kỳ vọng quy mơ ngân hàng có mối tưởng quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết 6: Quy mơ ngân hàng có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ
xấu.
34
Theo giả thuyết “quản lý yếu kém’ thì ROE đại diện cho chất lượng quản lý của ngân hàng, vì vậy khi ngân hàng có chất lượng quản lý tốt thì đồng nghĩa với việc ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt từ đó làm giảm đi RRTD của các ngân hàng (Chaibi và Ftiti, 2015). Tác giả kỳ vọng ngân hàng có khả năng sinh lợi cao thì sẽ có tỷ lệ nợ xấu thấp
Giả thuyết 7: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có mối tương quan ngược chiều
với tỷ lệ nợ xấu.
2.3.8. Tốc độ tăng trưởng GDP thực
Dựa vào chu kỳ kinh tế vĩ mơ thì trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng thì hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sẽ thuận lợi và tạo ra lợi nhuận từ đó khả năng trả nợ sẽ được cải thiện và làm nợ xấu suy giảm và ngược lại nếu môi trường kinh tế khơng thuận lợi thì làm gia tăng nợ xấu từ đó RRTD của các ngân hàng sẽ trở nên nghiêm trọng (Chaibi và Ftiti, 2015). Tác giả kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP thực có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết 8: Tốc độ tăng trưởng GDP thực có mối tương quan ngược chiều
với tỷ lệ nợ xấu.
2.3.9. Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát có thể làm giảm giá trị thực tế của khoản nợ và làm tăng khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên lạm phát cũng làm suy giảm đến khả năng trả nợ của khách hàng do thu nhập thực tế của khách hàng cũng bị ảnh hưởng từ đó làm gia tăng RRTD của các ngân hàng (Chaibi và Ftiti, 2015). Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát cao thì tác giả kỳ vọng lạm phát có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết 9: lạm phát có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. 2.3.10. Tỷ lệ thất nghiệp
Sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp sẽ làm suy giảm khả năng trả nợ của người vay do suy giảm thu nhập từ việc làm của các cá nhân, bên cạnh đó nó cịn làm suy giảm về tổng cầu dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị
35
suy giảm từ đó làm gia tăng nợ xấu. Theo Makri (2013), Chaibi và Ftiti (2015) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu. Vì vậy tác giả kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết 10: Tỷ lệ thất nghiệp có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ
xấu.
2.3.11. Tỷ giá hối đoái
Sự gia tăng tỷ giá hối đối có thể dẫn đến làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa nội địa so với quốc tế, từ đó làm tăng khả năng trả nợ của các DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và làm hạn chế RRTD của ngân hàng. Tuy nhiên sự gia tăng tỷ giá hối đoái cũng làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng vay khi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng bị gia tăng đặc biệt là các khoản vay bằng ngoại tệ từ đó làm gia tăng RRTD của ngân hàng (Chaibi và Ftiti, 2015). Tác giả kỳ vọng với tỷ giá hối đối có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết 11: Tỷ giá hối đối có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ở chương này, tác giả cho thấy RRTD là rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng của ngân hàng và được thể hiện qua nguy cơ về khả năng hoàn trả nợ vay một một cách đúng hạn cho ngân hàng. Việc tổng hợp các lý thuyết, phân loại cũng như nguyên nhân gây ra RRTD của các ngân hàng giúp hình dung phần nào được bản chất của RRTD từ đó giúp cho việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD được tốt hơn, từ đó đề ra những chính sách nhằm hạn chế RRTD trên cơ sở các yếu tố trên. Theo tác giả tổng hợp, các nghiên cứu thực nghiệm về RRTD thì trên thế giới có hai hướng nhóm yếu tố là nhóm yếu tố đặc trưng của ngân hàng như: Tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ số hiệu quả hoạt động, đòn bẩy, tỷ số khả năng thanh toán, thu nhập ngồi lãi, quy mơ, khả năng sinh lời và nhóm yếu tố kinh tế vĩ mơ bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ giá hối đối. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất các giả thuyết nghiên cứu nhằm xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến RRTD của NHTM Việt Nam.
36
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM