CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
3.2. TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ
3.2.3. Tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam
Biểu đồ 3.4: Dư nợ tín dụng và Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Hệ thống các tổ chức tín dụng tại VIỆT NAM
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn từ BCTN của NHNN Việt Nam) Hoạt động tín dụng vẫn là mảng hoạt động chính của hệ thống ngân hàng và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động đầu tư của ngân hàng, do đó đây chính là nguồn thu mang lại lợi nhuận cho hệ thống ngân hàng. Việc tăng trưởng tín dụng bên cạnh cải thiện chất lượng tín dụng ln là ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng.
Trong giai đoạn trước năm 2012 thì hệ thống ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với giai đoạn sau năm 2012, sang năm 2015 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng mới tăng nhẹ trở lại. Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ nhất là năm 2007 với tỷ lệ tăng trưởng lên đến 53.89% so với năm 2006 là 25.44%. Nguyên do là thị trường bất động sản phát triển nở rộ cùng với việc các dự án bất động sản được ngân hàng cho vay để đầu tư ngày một tăng bên cạnh thị trường chứng khoán phát triển cũng thu hút một lượng vốn tín dụng của ngân hàng đầu tư vào đây. Bên cạnh đó sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cũng giúp nền kinh tế Việt Nam có những điều kiện để tăng trưởng một cách nhất định, từ đó giúp hệ thống ngân hàng phát triển một cách nhanh chóng và cung ứng vốn tốt cho nền kinh tế.
48
Sang năm 2008 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại chỉ bằng một nửa so với năm 2007 ở mức 23.38%, nguyên do là thị trường bất động sản bắt đầu trầm lắng bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam lại bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế thế giới dẫn đến tình trạng lạm phát và thanh khoản của hệ thống ngân hàng trở nên nghiêm trọng. Chính phủ phải áp dụng một loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ với mục tiêu kiềm chế lạm phát trong đó có những quy định về lãi suất khiến cho lãi suất cho vay tăng cao, đỉnh điểm là 21% so với lãi suất huy động là 18%. Chính điều này đã làm hạn chế khả năng tiếp cần nguồn vốn của các chủ thể trong nền kinh tế dẫn đến sự sụt giảm tăng trưởng một cách đáng kể.
Năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng trở lại một cách mạnh mẽ với tỷ lệ 39.57% một phần là do chính sách kích cầu để khuyến khích và phát triển sản xuất kinh bên cạnh các giải pháp về tín dụng như giảm lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nhằm kích thích và đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế nhằm ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế. Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2011 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn chậm lại với mức 32.43% vào năm 2010 nguyên nhân là do Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trong khi lạm phát đang có nguy cơ xuất hiện trở lại. Sang năm 2011, bằng chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát tăng cao mà mức tăng trưởng tín dụng còn bị khống chế bởi NHNN khi đươc u cầu khơng vượt q 20% khi đó tốc độ tăng trưởng tín dụng vào năm 2011 chỉ là mức 14.7%. Bên cạnh đó lãi suất cho vay tăng cao cùng với việc các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới dẫn đến việc hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp.
Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8.85%, tăng thấp nhất so với các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế vẫn khó khăn, nợ xấu gia tăng nhanh trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình đốn dẫn nên hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng trở nên khó khăn và phần lớn nguồn vốn của hệ thống ngân hàng bị ứ đọng khơng thể cung cấp tín dụng cho nền
49
kinh tế đồng thời lãi suất cho vay trong giai đoạn này cũng cao lạm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
Đến năm 2013, nhằm tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp và khuyến khích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh lạm phát đã được kiểm sốt thì NHNN đề ra một loạt giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đi đơi với an tồn hoạt động, các giải pháp tín dụng đươc đề ra và được điều hành một cách linh hoạt theo hướng “tái tạo” lại đường công lãi suất nhưng chỉ tăng nhẹ và đạt ở ngưỡng 12.52%.
Năm 2014 và năm 2015 thì cùng với việc tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm, thanh khoản ngân hàng được cải thiện đáng kể cùng với mơi trường kinh doanh được phục hồi thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng gần như phù hợp với mục tiêu đề ra của NHNN ở mức 14.16% và 17.26% so với kế hoạch đề ra là 12%-14% và 18%. Điều nay cho thấy hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng đã thực sự phục hồi và đáp ứng tương đối tốt nguồn vốn cho nền kinh tế.