Tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng và các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 56)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

3.2. TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ

3.2.1. Tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng và các NHTM Việt Nam

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của Hệ thống các tổ chức tín dụng và các NHTM VIỆT NAM

39

Trong những năm gần đây, RRTD đã xuất hiện một cách mạnh mẽ và đã ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, xét về mặt số liệu thống kê về tỷ lệ nợ xấu do các ngân hàng công bố hoặc do NHNN cơng bố thì có sự khác biệt so với các con số do các tổ chức tài chính quốc tế. Ngồi ra số liệu do tác giả tổng hợp từ BCTN của 21 NHTM Việt Nam cịn ít so với số lượng NHTM Việt Nam hiện nay nên vẫn chưa mang tính đại diện cao. Nhìn tồn diện thì tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam có xu hướng thay đổi cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trong giai đoạn năm 2007 đến 2009 thì dư nợ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cho vay đầu tư bất động sản (nhờ những gói hỗ trợ lãi suất kích cầu của Chính phủ), đầu tư chứng khốn và các tập đồn nhà nước và do tốc độ tăng trưởng dư nợ khá nên nhờ đó mà tỷ lệ nợ xấu của TCTD giảm so với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD năm 2006 là 3% (của NHTM Việt Nam là 3.61%) từ đó cho thấy RRTD đã từng bước được cải thiện so với trước đây. Với mức tăng trưởng tín dụng cao liên tiếp trong giai đoạn này đồng thời lãi suất cũng gia tăng nhanh chóng ở mức cao, chất lượng tín dụng đã có chiều hướng suy giảm gây ra tính trạng thanh khoản kém cho hệ thống ngân hàng trong những năm sau. Nợ xấu gia tăng một cách nhanh chóng khi mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực này bị suy giảm khả năng trả nợ do đặc thù của ngành bất động sản là ngành có vịng quay thu hồi vốn chậm và chịu nhiều ảnh hưởng bởi thị trường. Năm 2008 là năm mà nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới dẫn đến môi trường kinh tế không thuận lợi, tổng cầu suy giảm mạnh, hàng hóa khơng tiêu thụ được dẫn đến hàng tồn kho tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Thêm vào đó thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khốn lao dốc, giá vàng lên xuống thất thường, và các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ và phá sản đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Trong giai đoạn này tỷ lệ nợ xấu liên tục gia tăng từ năm 2007 ở mức thấp nhất trong các năm là 1.55% (của NHTM Việt Nam là 1.95%) lên mức 2.17% (của NHTM Việt Nam là 2.53%) vào năm 2008, mặc dù tỷ

40

lệ nợ xấu được cải thiện vào mức 2.05% (của NHTM Việt Nam là 1.71%) vào năm 2009 do các chính sách cũng xử lý nợ xấu cũng như gia tăng tín dụng khi các NH có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao nên tỷ lệ nợ xấu có sự sụt giảm.

Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo thì nợ xấu tiếp tục gia tăng trở lại bắt đầu từ năm 2010 ở mức 2.05% (của NHTM Việt Nam là 1.99%) và tăng nhanh đến đỉnh điểm là năm 2012 tỷ lệ nợ xấu lên đến 4.08% (của NHTM Việt Nam là 3.18%) (dù theo các tổ chức độc lập thì con số thực tế cao hơn nhiều) so với mức 3.07% (của NHTM Việt Nam là 2.61%) của năm 2011. Năm 2011 là năm mà nợ xấu bắt đầu lộ diện và tăng trưởng mạnh gây ảnh hưởng đến sự an toàn và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng khiến khơng ít các ngân hàng lâm vào tình cảnh thua lỗ, khó khăn và mất an tồn hoạt động. Đây được xem là hậu quả của việc trong một thời gian dài các ngân hàng chạy đua tăng trưởng tín dụng nóng mà đỉnh điểm là năm 2009 và 2010 với mức 39.5% và 32.43%, trong khi đó việc quản lý chất lượng tín dụng lại khơng được quan tâm đúng mức, đầu tư vào các lĩnh vực phi sản xuất có mức độ rủi ro cao. Bản thân các ngân hàng đang gặp các vấn đề trong công tác quản trị và điều hành hoạt động tín dụng như thẩm định và quyết định cho vay, thẩm định tài sản bảo đảm, quản lý khoản vay và tài sản bảo đảm sau khi cho vay. Tiêu biểu là việc chưa phân tích đánh giá khách hàng và ngành nghề kinh doanh tương ứng với mức độ rủi ro, những ảnh hưởng vĩ mô của nền kinh tế đến lĩnh vực kinh doanh để có chính sách tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ. Ngồi ra, công tác thẩm định còn chưa được chú trọng do việc chạy đua tăng trưởng dư nợ, nhận tài sản đảm bảo có tính pháp lý chưa vững vàng dễ phát sinh tranh chấp và khó thu hồi khi nợ xấu xảy ra như hàng tồn kho nông sản ( tiêu, điều….) hoặc đánh giá giá trị tài sản đảm bảo cao dẫn đến sự sụt giảm giá trị khi thị trường diễn biến bất lợi như bất động sản đặc biệt khi thị trường bất động sản đóng băng, tài sản mà giá trị thay đổi chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường như cổ phiếu. Nguyên nhân cịn có thể kể đến xuất phát từ khách hàng, với việc sử dụng đòn bẩy về vốn cao, các ngân hàng có thể tài trợ lên đến 70% đến 80% trên tổng nhu cầu vốn của khách hàng dẩn đến khi thị trường diễn biến bất lợi, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng bị ảnh

41

hưởng dẫn đến khả năng trả nợ suy giảm. Với đặc thù của nền kinh tế là tăng trưởng dựa vào vốn là chính thay vì cơng nghệ, vì vậy khi trình độ quản lý vốn của doanh nghiệp thiếu hiệu quả trong khi việc vay vốn lại dễ dàng dẫn đến thất thoát nguồn vốn và làm gia tăng RRTD cho hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó mơi trường kinh tế vĩ mô lại không được thuận lợi, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng RRTD của ngân hàng trong giai đoạn này. Hậu quả là năm 2012 tình cảnh của hệ thống ngân hàng tiếp tục chịu dư âm của năm 2011 với tình trạng các doanh nghiệp làm ăn thu lỗ, phá sản do ảnh hưởng cũng những năm trước và do gánh nặng về chi phí trả lãi vay cao đã tác động rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng, cùng với đó là dư nợ xấu tích lũy dẫn đến bùng phát với tỷ lệ nợ xấu được đánh giá là cao nhất trong giai đoạn này.

Từ năm 2013 đến nay thì tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm, bắt đầu từ năm 2013 là năm mà công ty Quản Lý Tài Sản VAMC ra đời ngày 09/07/2013 nhằm mục tiêu xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng, các ngân hàng đẩy mạnh việc bán nợ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu giảm trên báo cáo tài chính của các ngân hàng và tiếp tục tái cơ cấu nợ theo quyết định 780/QD-NHNN ngày 23/04/2012 đồng thời tăng cường trích lập dự phịng RRTD. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD đã giảm xuống còn 3.61% (của NHTM Việt Nam là 2.3%) vào năm 2013. Tuy nhiên, nếu nhìn về con số tuyệt đối thì chưa hẳn là giảm đi do tốc độ tăng trưởng tín dụng trong thời kỳ nay đã có bước phục hồi. Theo đó nợ xấu năm 2013 bắt đầu đe dọa đến an toàn của hệ thống trong nữa năm đầu dẫn đến việc NHNN đề ra những quy định như an toàn vốn, nâng cao quản trị rủi ro và hướng đến chuẩn mực Basel II. Do đó, trong năm 2013, Chính phủ và NHNN phải tất bật thơng qua nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm xử lý triệt để nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Từ năm 2012 đến cuối tháng 12/2013, tổng số nợ xấu của hệ thống TCTD Việt Nam đã được xử lý là 105,9 nghìn tỷ đồng. Trong đó, VAMC cũng là nhân tố góp phần giải quyết xấp xỉ 40 nghìn tỷ đồng nợ xấu từ các TCTD tính đến hết năm 2013.

42

ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bên cạnh việc TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Số dư nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm liên tiếp trong 6 tháng cuối năm 2014. Theo đó các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu theo các cách như tái cơ cấu lại thời gian trả nợ nhưng giữ nguyên nhóm nợ theo thơng tư 09/2014/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi bổ sung nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho khách hàng, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay nhưng hạn chế tình trạng cơ cấu nợ để che giấu nợ xấu. Tuy nhiên việc cơ cấu nợ này thực chất không cải thiện được chất lượng nợ mà chỉ cho phép các ngân hàng có thời gian cho việc xử lý nợ. Bên cạnh đó, các ngân hàng tăng cường xử lý nợ xấu thơng qua việc tích cực thu hồi nợ, phát mãi tài sản và xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng, đây cũng là năm mà các TCTD tích cực đẩy nhanh việc bán nợ cho VAMC (lũy kế từ tháng 10/2013 đến 31/12/2014, VAMC đã thực hiện mua 133.555 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua 108.652 tỷ đồng của 39 TCTD). Kết quả là tỷ lệ nợ xấu năm 2014 đã giảm xuống còn 3.25% (của NHTM VIỆT NAM là 1.79%) với tổng nợ xấu nội bảng là 145,2 nghìn tỷ đồng, theo đó nợ xấu được phản ánh chính xác, minh bạch hơn. Đồng thời, điều này cũng cho thấy chất lượng tín dụng đang có chiều hướng được cải thiện với những nỗ lực của từng TCTD nói riêng và hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế nói chung.

Năm 2015, VAMC đã mua nợ được 107 nghìn tỷ đồng, giá trị trái phiếu 99.180 nghìn tỷ và vượt chỉ tiêu đề ra. Theo đó lũy kế từ năm 2013 đến hết năm 2015, tổng nợ xấu VAMC đã mua là 245 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc với số trái phiếu phát hành là 207 nghìn tỷ góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%. Như vậy, nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ nợ xấu của tồn hệ thống ngân hàng thì chỉ cịn ở mức 2,55% (của NHTM Việt Nam là 1.5%) với số dư là 118.980 tỷ đồng, đạt dưới hạn mức 3% mà Ngân hàng Nhà nước đề ra thì đây là một con số rất đẹp và an toàn nhưng kỳ thực phần lớn nợ xấu của hệ thống ngân hàng chưa được giải quyết dứt điểm, Nợ xấu chỉ được làm sạch trên báo cáo tài chính của các ngân hàng và đẩy sang VAMC để xử

43

lý. Bên cạnh đó việc tăng trưởng dư nợ trong thời gian gần đây đặc biệt là các ngành như xây dựng và bất động sản và cả tỷ trọng cho vay trên toàn dư nợ. VietinBank là ngân hàng mà cho vay trong mảng này trong năm 2015 đạt gần 101,550 tỷ đồng, tăng 56% so với năm trước, tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay cũng tăng từ 14.8% lên 18.9%. Còn với Vietcombank, dư nợ cho vay xây dựng và hoạt động khác (theo nhiều chuyên gia, cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong khoản cho vay khác) đạt 73,700 tỷ đồng, cũng tăng 54% so với năm 2014 và tỷ trọng từ 14.8% lên 19%. Nguyên do việc tăng trưởng dư nợ là do thị trường bất động sản đang nóng dần lên khiến cho tỷ lệ nợ xấu cũng giảm đáng kể cùng với việc sử dụng quỹ dự phòng RRTD để xử lý nợ xấu.

Trong năm 2016, ở quý II tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức 2.58%, tuy nhiên nếu xét về số dư tuyệt đối tương đương 129.978 tỷ đồng thì dư nợ xấu của các ngân hàng tăng so với 2015. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc Quyết định 780 của NHNN theo đó các Tổ chức tín dụng có thể cơ cấu nợ và giữ ngun nhóm nợ thì đến nay nợ đó đã chuyển sang nợ xấu bên cạnh đó đây là kết quả tất yếu của việc tăng trưởng dư nợ cho vay bất động sản trong năm 2015 với những cái tên tiêu biểu như BIDV mà nguyên nhân chính của vấn đề này là do ngân hàng này phải tiếp tục gánh nợ sau khi sáp nhập với ngân hàng MHB thời gian vừa qua, Eximbank và Sacombank cũng có mức dư nợ xấu đang tăng cao. Việc tăng trưởng cho vay trở lại của các ngân hàng đã khiến nợ xấu quay trở lại đã ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của các ngân hàng này. Bên cạnh đó trong năm 2016 thì việc xử lý nợ xấu cịn phụ thuộc nhiều vào sự hồi phục của nền kinh tế mà tiêu biểu là thị trường bất động sản, khi đó việc xử lý tài sản bảo đảm của VAMC sẽ có chiều hướng tích cực và các ngân hàng sẽ tránh được áp lực trích lập dự phịng bổ sung.

44

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)