CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
3.3. THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ LÊN RỦ
3.3.5. Lãi suất thực và rủi ro tín dụng:
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ nợ xấu của Hệ thống TCTD và các NHTM VIỆT NAM so với RIR.
(Nguồn từ BCTN của NHNN Việt Nam, BCTN của 21 NHTM Việt Nam, WB) Nhìn chung thì lãi suất của Việt Nam trong những năm qua có biên độ giao động rất lớn, nó gắn liền với các chính sách tiền tệ của NHNN theo từng thời kỳ. Trong đó năm 2008 và năm 2011 là năm mà lãi suất thực âm. Nguyên nhân là tại thời điểm này tỷ lệ lạm phát vủa Việt Nam tăng nhanh chóng. Để kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mơ, Chính phủ đã đề ra một loạt giải pháp trong đó có chính sách tiền tệ thắt chặt bao gồm lãi suất danh nghĩa tăng nhưng mức tăng này vẫn không cao hơn tỷ lệ lạm phát và làm cho lãi suất thực âm. Từ năm 2012 đến nay thì lãi suất thực của Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm khi tỷ lệ lạm phát dần dần được giữ ở mức thấp do các chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ phát huy tác dụng bên cạnh tác động hàng loạt của các chính sách cắt giảm lãi suất danh nghĩa của NHNN để thúc đẩy tín dụng.
Qua biểu đồ cho vay tác động của lãi suất thực là trái chiều so với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Khi Chính phủ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt và làm gia tăng lãi suất danh nghĩa thì các đối tượng vay sẽ phải gánh một chi phí sử dụng vốn tăng cao và làm tăng nghĩa vụ trả nợ, từ đó dễ dàng làm tăng nguy cơ mất khả năng trả nợ khi hoạt động sản xuất kinh doanh không được thuận lợi.
56