Quy mô ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN

2.2.1.7. Quy mô ngân hàng

Lý thuyết về “quá lớn để sụp đổ”: khả năng phá sản của các ngân hàng nhỏ lớn hơn ngân hàng lớn do có kỳ vọng giải cứu. Đó là ngân hàng trung ương hoặc cơ quan tiền tệ thường cung cấp thanh khoản lớn cho các ngân hàng lớn trong thời kỳ khủng hoảng thanh khoản hoặc khủng hoảng tài chính (Claey và Schoors, 2007). Theo Stern và Feldman (2004) thì cho rằng “quá lớn để sụp đổ” đóng vai trị quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng ngân hàng trên thế giới đã xảy ra trong thập kỷ gần đây. Họ giải thích các ngân hàng có quy mơ lớn có xu hướng chấp nhận rủi ro lớn bằng cách tăng sử dụng vốn cho vay của mình nên có nợ xấu nhiều hơn do mong đợi Chính phủ sẽ bảo vệ họ trong trường hợp sụp đổ khi RRTD xảy ra.

Lý thuyết về “đa dạng hóa danh mục cho vay”: việc các ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay của mình có mối liên hệ với chất lượng tín dụng do có sự phân tán rủi ro tín dụng. Theo Salas và Saurina (2002) thì quy mơ ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu khi sử dụng quy mô ngân hàng làm biến đại diện cho đa dạng hóa danh mục cho vay, cho thấy các ngân hàng có quy mơ lớn thì có điều kiện để đa dạng hóa danh mục cho vay của mình. Theo Zribi và Boujelbène (2011) thì các ngân hàng có quy mơ lớn hơn sẽ đa dạng hóa danh mục cho vay hơn và có nhiều kỹ năng hơn trong việc quản lý rủi ro từ đó sẽ giảm RRTD cho ngân hàng.

Tổng tài sản dường như khơng có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM (Nguyễn Thị Minh Huệ, 2015). Tuy nhiên, theo Alhassan và cộng sự (2014) thì

23

tổng tài sản có tương quan âm với nợ xấu cho thấy các ngân hàng có quy mơ lớn có khả năng quản lý tốt hơn danh mục đầu từ của họ và từ đó làm giảm đi RRTD.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) thì quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều với nợ xấu điều này phù hợp với giả thuyết “Quá lớn để sụp đổ”, tức là ngân hàng lớn chấp nhận rủi ro quá mức bằng cách tăng sử dụng vốn vay mua của mình do đó nợ xấu nhiều hơn.

Theo nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu dựa trên lý thuyết về hành vi của các ngân hàng tại Trung Quốc trong giai đoạn 2006 - 2012 thì quy mơ ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu hàm ý ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng tăng (Zhang và cộng sự, 2016).

Theo Chaibi và Ftiti (2015) thì các ngân hàng lớn có nhiều rủi ro tín dụng bằng cách tăng đòn bẩy của họ theo giả thuyết “quá lớn để sụp đổ” và do đó có thêm nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)