NHÓM CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 88 - 90)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

5.1. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG NGÂN

MẠI VIỆT NAM

5.1. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG NGÂN HÀNG HÀNG

5.1.1. Ngăn ngừa và xử lý nợ xấu

Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu của năm trước ảnh hưởng lớn đến RRTD tại thời điểm hiện tại, Do đó NHTM cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu và tăng cường tốc độ xử lý nợ xấu thông qua các kênh như mua bán nợ xấu, phân bổ nguồn lực dành cho công tác xử lý nợ xấu như thành lập các phòng ban chuyên trách xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó NHTM cần cơ cấu lại danh mục tín dụng khi chất lượng tín dụng suy giảm theo hướng giảm những ngành nghề tiềm ẩn rủi ro và có tỷ lệ nợ xấu cao khi xem xét tại từng thời điểm. Bên cạnh đó việc quản lý RRTD cũng cần đề cập như việc quản lý danh mục cho vay, đo lường mức độ rủi ro và đánh giá rủi ro. Tránh tình trạng tập trung dư nợ vào một khách hàng, một ngành nghề, hoặc một khu vực như ngành bất động sản, các ngành nông nghiệp và ngư nghiệp rất dễ ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan. Hiện nay việc tách bạch giữa các bộ phận kiểm tra giám sát ra khỏi bộ phận kinh doanh là một xu hướng nhằm quản lý rủi ro một cách chuyên mơn hóa, khách quan và độc lập.

Các ngân hàng cần áp dụng các mô hình quản lý RRTD phù hợp với đặc thù của mình dựa trên kinh nghiệm cũng như các chuẩn mực trên thế giới đang áp dụng. Thông qua các mơ hình chấm điểm xếp hạng tín dụng, đánh giá khách hàng dựa trên việc xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng vay vốn cũng như thông tin về ngành nghề mà khách hàng hoạt động. các ngân hàng cần tăng cường áp dụng hệ thống cơng nghệ thơng tin mới vào quy trình nhằm đáp ứng được nhu cầu quản lý RRTD của ngân hàng một cách có hiệu quả.

77

5.1.2. Phân loại nợ và trích lập dự phịng RRTD đầy đủ

Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD và RRTD có mối quan hệ cùng chiều. Do đó, các NHTM cần đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại của ngân hàng thơng qua việc đánh giá khách hàng dựa vào các yếu tố định lượng và các yếu tố định tính trên cơ sở thơng tin rõ ràng, tin cậy kết hợp với quy trình đánh giá chặt chẽ tránh việc đánh giá chỉ được thực hiện hình thức hoặc đối phó và cả trình độ của người thực hiện. Việc xây dựng quy trình đánh giá này có thể tham khảo các mơ hình đánh giá nước ngồi, cũng như kiện tồn hệ thống quản lý thông tin về khách hàng có sự chia sẻ thơng tin giữa các ngân hàng với nhau và với Chính phủ khi đạt một trình độ nhất định như chia sẻ thơng tin tín dụng và lịch sử tín dụng, thơng tin về tình hình chi trả thuế của khách hàng vay từ Chính phủ và các thơng tin từ nguồn khác. Bên cạnh đó, bản thân ngân hàng cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc trích lập dự phịng RRTD là phòng ngừa RRTD tác động đến hoạt động của ngân hàng mà thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan trung thực, không che đậy nhằm làm sạch BBTC cũng như số liệu về ngân hàng khi trích lập dự phịng RRTD làm ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như cung cấp nhưng ưu đãi cho khách hàng khi chưa đủ điều kiện và chưa phản ánh đúng bản chất RRTD của khách hàng. Từ đó, ngân hàng cần chấp hành đúng các thông tư hướng dẫn về phân loại nợ và trích lập dự phịng RRTD của NHNN. Ngồi ra các NHTM cần tách bạch bộ phận thanh tra giám sát trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phịng RRTD thành bộ phận hoạt động độc lập với bộ phận kinh doanh nhằm đảm bảo tính khách quan.

5.1.3. Đa dạng hóa thu nhập ngồi lãi

Kết quả mơ hình hồi quy cũng cho thấy tác động cùng của thu nhập ngoài lãi đối với RRTD. Việc các NHTM triển khai các dịch vụ ngồi tín dụng đang là một xu thế hiện nay, khi hàng loạt các ngân hàng tiến hành triển khai các dịch vụ như dịch vụ thanh toán trực tuyến và điện thoại, bảo hiểm... Điều này góp phần làm đa dạng hóa nguồn thu nhập cho ngân hàng tránh rủi ro khi lĩnh vực chính là tín dụng gặp khó khăn và bù đắp RRTD. Tuy nhiên, việc tập trung nguồn lực vào các lĩnh

78

vực ngồi tín dụng thì dẫn đến việc thiếu các nguồn lực trong việc thẩm định cho vay, kiểm soát khoản vay sau khi cho vay cũng như giám sát danh mục cho vay khi bị các yếu tố bên ngoài tác động và làm cho RRTD của các NHTM tăng lên. Do đó, ngân hàng cần cân đối và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, chi phí tương xứng với nguồn thu nhập mang lại dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro gặp phải và chi phí cơ hội khi phân bổ nguồn lực sẵn có. Tránh trường hợp các yếu tố bên ngoài tác động mà bản thân ngân hàng chưa lường trước cũng như chưa có phương án đối phó dẫn đến RRTD gia tăng và NHTM phải tốn một nguồn lực để khắc phục RRTD trong khi nếu ban đầu quản lý tốt thì về hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. Ngoài ra các NHTM nên tách bạch các bộ phận về lĩnh vực ngồi tín dụng để tăng tính chun mơn hóa cũng như và ứng dụng cơng nghệ ngân hàng đảm bảo hiệu quả về chi phí bên cạnh việc gia tăng cung cấp các sản phẩm đa dạng như sản phẩm trực tuyến.

5.1.4. Tăng trưởng quy mơ và đa dạng hóa danh mục tín dụng

Kết quả mơ hình hồi quy cũng cho thấy tác động cùng chiều của quy mô ngân hàng đối với RRTD. Điều này cho thấy với ngân hàng càng có quy mơ lớn thì nhờ hiệu ứng từ quy mô nên để ngăn ngừa và hạn chế được RRTD thì các ngân hàng cần quản lý RRTD một cách tồn diện và chun mơn hóa hơn bên cạnh việc đa dạng hóa danh mục cho vay tránh tập trung dư nợ vào số khách hàng cũng như một số lĩnh vực nhất định để phân tán rủi ro. Bên cạnh đó các ngân hàng nên mở rộng quy mô vốn đặc biệt trong thời điểm hiện tại mà NHNN đang chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và diễn ra quá trình sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng nhằm mở rộng mạng lưới chi nhánh và khách hàng sẵn có với chi phí thấp, thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay và đa dạng hóa thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)