Các yếu tố nội tại ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN

2.2.1. Các yếu tố nội tại ngân hàng

2.2.1.1. Tỷ lệ nợ xấu trước đó

Lý thuyết về quản lý yếu kém: Berger và Deyoung (1997) cho rằng quản lý yếu kém thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ cũng có ảnh hưởng đến nợ xấu ở hiện tại gây ra RRTD cho ngân hàng. Các nghiên cứu trước đây cho thấy nợ xấu cao trong quá khứ thể hiện khả năng quản lý yếu kém như quản trị rủi ro trong cho vay như kết quả nghiên cứu của Salas và Saurina (2002) khi tác động cùng chiều với nợ xấu hiện tại. Theo Chaibi và Ftiti (2015) thì độ trễ của nợ xấu cũng ảnh hưởng đến rủi ro

17

tín dụng, nó ảnh hưởng cùng chiều với nợ xấu, hàm ý nợ xấu có khả năng tăng lên khi năm trước nợ xấu tăng vì có nguy cơ nợ khơng thu được.

Theo Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) thì tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ có mối tương quan dương, điều này có ý nghĩa là một cú sốc của nợ xấu quá khứ sẽ ảnh hưởng lâu dài đến hệ thống ngân hàng. Các NHTM kiểm soát tốt nợ xấu những năm trước thì những năm sau có rủi ro nợ xấu thấp hơn do công tác kiểm soát rủi ro phịng ngừa nợ xấu tốt hơn. Có thể thấy rằng nợ xấu nếu khơng được xử lý triệt để thì vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến những năm sau và làm tăng RRTD của các ngân hàng.

Mặt khác, theo Louzis et al (2012) thì nợ xấu năm trước lại ảnh hưởng ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu hiện tại. Điều này hàm ý rằng nợ xấu năm nay giảm khi nợ xấu năm trước tăng do các ngân hàng ước lượng nợ xấu của năm trước để trích lập dự phịng rủi ro theo quy định trong hệ thống ngân hàng.

2.2.1.2. Dự phịng rủi ro tín dụng

Dự phịng RRTD phản ánh chất lượng tín dụng của các ngân hàng và là cách mà các ngân hàng có thể dùng để kiểm sốt được thiệt hại do RRTD gây ra làm mất vốn của ngân hàng trong tương lai, bằng cách phát hiện và bù đắp các khoản vốn bị mất do nợ xấu của ngân hàng khi không thu hồi được và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Dự phòng RRTD cho thấy phản ứng của hệ thống ngân hàng nhằm kiểm soát rủi ro và được tính tốn dựa theo chất lượng và số lượng nợ xấu. Nếu ngân hàng khơng trích lập dự phịng RRTD một cách đầy đủ khi đánh giá chất lượng tín dụng tại thời điểm hiện tại sẽ dẫn đến sự gia tăng RRTD trong tương lai do không bù đắp được những thiệt hại của ngân hàng. Hasan và Wall (2003) sử dụng một mẫu của các ngân hàng thuộc 14 quốc gia trong giai đoạn 1993 đến 2000 và thấy rằng tỷ lệ nợ xấu cao sẽ dẫn đến phản ứng của ngân hàng là họ có tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro cao. Theo Messai và Jouini (2013) thì dự phịng rủi ro có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu, điều này cho thấy các ngân hàng dự đoán mức độ cao của việc

18

thiệt hại vốn ngân hàng do đó có thể dự phòng rủi ro cao hơn để giảm biến động về thu nhập và tăng cường khả năng thanh khoản.

Theo kết quả nghiên cứu của Ghosh (2015) khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng tại Hoa Kỳ theo từng vùng và lĩnh vực thì có mối quan hệ cùng chiều giữa nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro.

Theo Chaibi và Ftiti (2015), dự phịng rủi ro tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều một cách mạnh mẽ đến nợ xấu, điều này hàm ý rằng dự phòng RRTD cao của các ngân hàng ở Pháp cho thấy các ngân hàng phản ứng trước việc nợ xấu đang có khả năng gia tăng dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của họ. Vì vậy, các ngân hàng cần phải thực hiện trích lập dự phịng rủi ro khi đánh giá khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ và làm giảm chất lượng tín dụng tại ngân hàng.

2.2.1.3. Tỷ lệ đòn bẩy

Giả thuyết “Quá lớn để sụp đổ” cho rằng các ngân hàng lớn gặp nhiều rủi ro thơng qua tăng tỷ lệ địn bẩy vì suy đốn về khả năng q lớn để sụp đổ do có kỳ vọng được giải cứu từ các ngân hàng trung ương, do đó gặp nhiều nợ xấu hơn và làm gia tăng RRTD cho ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu của Louzis et al (2012) cũng gợi ý giả thuyết “Quá lớn để sụp đổ” có ảnh hưởng đến nợ xấu thơng qua địn bẩy với ngưỡng tỷ lệ nhất định, vượt qua ngưỡng này thì tỷ lệ địn bẩy khơng cịn có ý nghĩa.

Theo Chaibi và Ftiti (2015) thì tỷ lệ địn bẩy là một yếu tố tác động tích cực đáng kể đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng ở Đức và nó ủng hộ giả thuyết “Quá lớn để sụp đổ”. Nghiên cứu dự đoán rằng với tỷ lệ huy động vốn trên tài sản cao thì có xác suất các khoản vay bị suy giảm cao hơn mặc dù ở các ngân hàng tại Pháp thì tỷ lệ địn bẩy khơng phải là yếu tố đối với sự hình thành rủi ro tín dụng. Điều này cho thấy ngân hàng có cấu trúc vốn mà tỷ lệ địn bẩy cao thường có khuynh hướng chấp nhận rủi ro cao hơn trong danh mục đầu tư của mình do rủi ro này đã được chuyển từ chủ ngân hàng sang cho những người chủ nợ của ngân hàng từ đó mà RRTD sẽ gia tăng.

19

2.2.1.4. Khả năng thanh toán

Lý thuyết về rủi ro đạo đức: Rủi ro đạo đức phát sinh khi có sự tồn tại của vấn đề đại diện giữa các nhà quản lý ngân hàng và người chủ sở hữu ngân hàng. Theo Berger và Deyoung (1997) thì việc giảm tỷ lệ vốn trong ngân hàng nói chung đứng trước nguy cơ về sự gia tăng nợ xấu cho các ngân hàng với tỷ lệ vốn thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có vốn thấp có thể gặp rủi ro về đạo đức trước việc đầu tư vào các danh mục rủi ro ngày càng tăng từ đó làm gia tăng RRTD cho ngân hàng. Louzis et al (2012) cũng đã sử dụng biến này, gợi ý rằng với tỷ lệ sử

dụng nợ cao ngân hàng có thể xảy ra rủi ro hành vi và làm gia tăng nợ xấu khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở Hy Lạp trong giai đoạn 2003-2009.

Các nhà quản lý trong ngân hàng nơi có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp có khuynh hướng về rủi ro đạo đức bằng cách tham gia các khoản vay có rủi ro thơng qua việc hạ tiêu chuẩn chấm điểm tín dụng và thiếu giám sát nguồn vay theo keeton và Morris (1987). Giả thuyết rủi ro đạo đức này ngụ ý có mối quan hệ nghịch đảo giữa vốn chủ sở hữu và nợ xấu.

Theo Makri (2013) thì có mối quan hệ tiêu cực giữa khả năng thanh khoản với nợ xấu cho thấy một danh mục đầu tư cho vay có rủi ro thì có một tỷ lệ nợ xấu cao (tương đương với rủi ro tín dụng cao).

Theo Abid và cộng sự (2014) thì thái độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng được ước tính bằng khả năng thanh khoản có mối quan hệ tiêu cực đối với nợ xấu, hỗ trợ cho giả thuyết “rủi ro đạo đức”. Các ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp đối mặt với rủi ro đạo đức khi chấp nhận một danh mục cho vay có rủi ro cao và do đó sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao hơn.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) thì NHTM nào có mức vốn thấp thì rủi ro danh mục cho vay gia tăng do thiếu sự đa dạng hóa với các khoản cho vay mà chỉ tập trung vào một số đối tượng và do đó làm nợ xấu gia tăng,

20

ngược lại các NHTM có mức vốn hóa cao có khả năng đa dạng hóa các khoản vay tốt hơn và làm giảm rủi ro nợ xấu.

2.2.1.5. Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

Lý thuyết về quản lý yếu kém: Berger và Deyoung (1997) cho rằng “quản lý kém” thể hiện ở thu nhập trên vốn chủ sở hữu. Nó liên quan đến những kỹ năng kém như chấm điểm tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo, giám sát và kiểm soát khoản vay sau khi cho vay. Từ đây, họ cho rằng quản lý kém tức khả năng quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng thấp sẽ làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng và làm gia tăng RRTD do họ không thể thực hiện quản lý và giám sát danh mục khoản vay ngày càng lớn. Tác giả đã sử dụng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đại diện cho giả thuyết về quản lý kém. Louzis et al (2012) cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa nợ xấu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Theo Chaibi và Ftiti (2015) thì ROE có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ nợ xấu của ngân hàng, có mối quan hệ tiêu cực giữa ROE và nợ xấu hàm ý dựa trên giả thuyết “quản lý kém” thì ROE đại diện cho chất lượng quản lý của ngân hàng.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) thì ROE có tác động ngược chiều với nợ xấu phù hợp với giả thuyết “Quản lý yếu kém”. Nguyên nhân cũng do quản trị ngân hàng kém dẫn đến nhiều hoạt động rủi ro và làm nợ xấu gia tăng. Ngược lại ngân hàng nào có suất sinh lợi cao, kiểm sốt tốt nợ xấu hay kiểm sốt tốt chi phí kinh doanh thì tỉ lệ nợ xấu giảm.

Theo Dimitrios và cộng sự (2016) thì ROE có ảnh hưởng ngược chiều một cách mạnh mẽ đối với nợ xấu.

Theo Makri (2013) thì có mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa ROE với nợ xấu, kết quả này chỉ ra rằng sự suy giảm về lợi nhuận sẽ dẫn đến sự gia tăng về nợ xấu phù hợp với giả thuyết “quản lý yếu kém” dẫn đến rủi ro tín dụng.

21

Theo Abid và cộng sự (2014) thì ROE có mối quan hệ tiêu cực đáng kể với tỷ lệ nợ xấu. Điều này có nghĩa là chất lượng quản lý tác động đến hiệu quả của các quy trình cấp tín dụng cho hộ gia đình

2.2.1.6. Kém hiệu quả chi phí hoạt động

Lý thuyết về kém may mắn: Theo Berger và Deyoung (1997) sau khi phân tích các tình huống rủi ro tín dụng liên quan đến hiệu quả và nhận thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu quả chi phí với rủi ro của ngân hàng khi có sự kiện bên ngồi tác động làm gia tăng nợ xấu của ngân hàng. Để đối phó với việc gia tăng các khoản nợ có vấn đề thì ngân hàng sẽ phân bổ các nguồn lực của mình trong việc giám sát khoản vay và tài sản đảm bảo, cùng các chi phí liên quan đến quản lý khoản vay điều này dẫn đến mối quan hệ ngược chiều giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí. Bên cạnh đó thì quản lý kém cịn thể hiện ở việc gia tăng chi phí hoạt động trong khi phân bổ nguồn lực dành cho cơng tác quản lý tín dụng kém dẫn đến nợ xấu và gia tăng RRTD như lập luận ở lý thuyết về quản lý yếu kém.

Lý thuyết tiết kiệm: Theo Berger và Deyoung (1997) thì các ngân hàng có hiệu quả về mặt chi phí hoạt động cao sẽ dẫn sự gia tăng nợ xấu trong tương lai và làm tăng RRTD cho các ngân hàng. Theo quan điểm này thì chất lượng tín dụng và hiệu quả chi phí đều bị ảnh hưởng bởi việc chia sẻ các nguồn lực của ngân hàng để cho vay và giám sát khoản vay. Các ngân hàng có thể tối đa hóa lợi nhuận bằng cách giảm chi phí trong ngắn hạn sẽ đối mặt với sự gia tăng nợ xấu trong tương lai. Theo đó, nếu ngân hàng dành nguồn lực ít hơn để sàng lọc khách hàng, thẩm định tài sản thế chấp, giám sát khoản vay và kiểm tra sau khi vay thì sẽ có hiệu quả về chi phí cao trong ngắn hạn nhưng sẽ làm gia tăng các khoản nợ có vấn đề trong tương lai do hiệu quả kém trong việc thẩm định và quản lý tín dụng.

Theo Chaibi và Ftiti (2015) thì có xảy ra trường hợp quản lý yếu kém khi hiệu quả về chi phí kém ảnh hưởng tiêu cực và dẫn đến sự gia tăng nợ xấu tại ngân hàng ở Pháp. Tuy nhiên tại ngân hàng của Đức thì nó khơng tăng nợ xấu (có mối quan hệ đồng biến nhưng khơng có ý nghĩa). Kết quả này hàm ý nợ xấu có xu hướng tăng

22

trong trường hợp các ngân hàng của Đức cắt giảm chi phí để có hiệu quả chi phí ngắn hạn (giả thuyết “Tiết kiệm”) chứ khơng phải là vì chất lượng quản lý yếu kém. Theo Abid và cộng sự (2014) thì biến hiệu quả hoạt động có mối quan hệ đồng biến với nợ xấu. Nó cho thấy rằng các ngân hàng ở Tunisian cung cấp các khoản tín dụng có chất lượng kém và khơng áp dụng các biện pháp đánh giá đúng đắn để phát hiện trước khả năng không trả nợ được của khách hàng, điều này phù hợp với giả thuyết “quản lý yếu kém”.

2.2.1.7. Quy mô ngân hàng

Lý thuyết về “quá lớn để sụp đổ”: khả năng phá sản của các ngân hàng nhỏ lớn hơn ngân hàng lớn do có kỳ vọng giải cứu. Đó là ngân hàng trung ương hoặc cơ quan tiền tệ thường cung cấp thanh khoản lớn cho các ngân hàng lớn trong thời kỳ khủng hoảng thanh khoản hoặc khủng hoảng tài chính (Claey và Schoors, 2007). Theo Stern và Feldman (2004) thì cho rằng “quá lớn để sụp đổ” đóng vai trị quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng ngân hàng trên thế giới đã xảy ra trong thập kỷ gần đây. Họ giải thích các ngân hàng có quy mơ lớn có xu hướng chấp nhận rủi ro lớn bằng cách tăng sử dụng vốn cho vay của mình nên có nợ xấu nhiều hơn do mong đợi Chính phủ sẽ bảo vệ họ trong trường hợp sụp đổ khi RRTD xảy ra.

Lý thuyết về “đa dạng hóa danh mục cho vay”: việc các ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay của mình có mối liên hệ với chất lượng tín dụng do có sự phân tán rủi ro tín dụng. Theo Salas và Saurina (2002) thì quy mơ ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu khi sử dụng quy mô ngân hàng làm biến đại diện cho đa dạng hóa danh mục cho vay, cho thấy các ngân hàng có quy mơ lớn thì có điều kiện để đa dạng hóa danh mục cho vay của mình. Theo Zribi và Boujelbène (2011) thì các ngân hàng có quy mơ lớn hơn sẽ đa dạng hóa danh mục cho vay hơn và có nhiều kỹ năng hơn trong việc quản lý rủi ro từ đó sẽ giảm RRTD cho ngân hàng.

Tổng tài sản dường như khơng có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM (Nguyễn Thị Minh Huệ, 2015). Tuy nhiên, theo Alhassan và cộng sự (2014) thì

23

tổng tài sản có tương quan âm với nợ xấu cho thấy các ngân hàng có quy mơ lớn có khả năng quản lý tốt hơn danh mục đầu từ của họ và từ đó làm giảm đi RRTD.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) thì quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều với nợ xấu điều này phù hợp với giả thuyết “Quá lớn để sụp đổ”, tức là ngân hàng lớn chấp nhận rủi ro quá mức bằng cách tăng sử dụng vốn vay mua của mình do đó nợ xấu nhiều hơn.

Theo nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu dựa trên lý thuyết về hành vi của các ngân hàng tại Trung Quốc trong giai đoạn 2006 - 2012 thì quy mơ ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu hàm ý ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng tăng (Zhang và cộng sự, 2016).

Theo Chaibi và Ftiti (2015) thì các ngân hàng lớn có nhiều rủi ro tín dụng bằng cách tăng đòn bẩy của họ theo giả thuyết “quá lớn để sụp đổ” và do đó có thêm nợ xấu.

2.2.1.8. Thu nhập ngoài lãi

Lý thuyết về đa dạng hóa: Thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ lãi vay và thu nhập ngoài lãi vay. Trước đây hoạt động của các ngân hàng thương mại truyền thống chủ yếu dựa vào các hình thức cho vay khác nhau, đầu tư chứng khoán. Hiện tại các ngân hàng thương mại đang đầu tư vào lĩnh vực phi truyền thống như bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)