Phân tích kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

4.7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

4.7.4. Phân tích kết quả hồi quy

4.7.4.1. Tỷ lệ nợ xấu năm trước

Tỷ lệ nợ xấu năm trước thực sự có ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến tỷ lệ nợ xấu năm sau. Qua phân tích kết quả hồi quy cho thấy Biến tỷ lệ nợ xấu năm trước tác động cùng chiều với RRTD với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) và kỳ vọng của tác giả. Kết quả mô hình cho thấy tỷ lệ nợ xấu năm trước cao hơn sẽ làm tăng RRTD của NHTM cho năm sau. Điều này có thể nói nếu nợ xấu của các năm trước nếu không được giải quyết một cách triệt để sẽ dẫn đến việc dư nợ xấu này sẽ được chuyển tiếp qua các năm tiếp theo từ đó làm gia tăng RRTD cho các năm sau. Bên cạnh đó khả năng quản lý RRTD trong quá khứ cũng ảnh hưởng đến RRTD tại thời điểm hiện tại của các ngân hàng

4.7.4.2. Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng

Dựa vào kết quả mơ hình thì dự phịng RRTD tác động cùng chiều với RRTD với mức ý nghĩa 10%, kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) và kỳ vọng của tác giả. Nó cho thấy rằng mặc dù các NHTM đã gia tăng trích lập dự phịng RRTD nhưng nợ xấu vẫn gia tăng là do trong công tác đánh giá và phân loại RRTD của khách hàng tại thời điểm hiện tại thì các NHTM thực hiện chưa đúng và chưa phản ánh thực trạng RRTD tại ngân hàng mình, ngun nhân có thể xuất phát từ khả năng của nhân viên ngân hàng cũng như quy trình đánh giá RRTD chưa chặt chẽ hoặc từ chính bản thân ngân hàng do muốn công bố BCTC

71

đẹp mà đã làm đẹp số liệu để từ đó mà tỷ lệ nợ xấu của các năm tiếp theo gia tăng và kết quả là RRTD tại các ngân hàng vẫn gia tăng.

4.7.4.3. Tỷ lệ hiệu quả của chi phí hoạt động

Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa Biến kém hiệu quả chi phí hoạt động và tỷ lệ nợ xấu nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Dù vậy kết quả này phù hợp với giả thuyết của Berger và Deyoung (1997) về giả thuyết “quản lý yếu kém”. Các NHTM đã quản lý chi phí khơng hiệu quả do việc phân bổ nguồn lực khơng tương xứng với việc cấp tín dụng như các khâu thẩm định và quản lý khách hàng sau khi cho vay sẽ phát sinh RRTD trong thời gian sau. Bên cạnh đó việc xử lý và khắc phục hậu quả của nợ xấu trong thời gian trước cũng tốn một nguồn lực đáng kể do quá trình xử lý tài sản để thu hồi nợ tại Việt Nam mất nhiều thời gian. Điều này đã làm cho các NHTM hoạt động không hiệu quả và làm gia tăng RRTD cho ngân hàng.

4.7.4.4. Tỷ lệ đòn bẩy

Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa Biến tỷ lệ đòn bẩy với tỷ lệ nợ xấu dù chưa có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) và kỳ vọng của tác giả. Nó ủng hộ giả thuyết “quá lớn để sụp đổ”, có thể thấy trong một điều kiện nhất định thì các NHTM một khi đã kỳ vọng vào sự giải cứu từ Chính phủ thì sẽ có một tỷ lệ huy động vốn cao hơn có xu hướng chấp nhận rủi ro trong việc quản trị nguồn vốn của mình khi gia tăng đầu tư vào các danh mục cho vay rủi ro hơn và làm gia tăng RRTD.

4.7.4.5. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi

Dựa vào phân tích mơ hình hồi quy thì biến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thực sự ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu. Kết quả cho thấy tỷ lệ thu nhập ngoài lãi tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này trái với kỳ vọng của tác giả. Điều này cho thấy khơng phải các NHTM gia tăng các hoạt động ngồi lĩnh vực tín dụng thì có thể làm giảm RRTD. Việc các NHTM có thể quản lý khơng hiệu quả các nguồn thu nhập ngoài lãi do chưa có kinh nghiệm trong các nghiệp vụ ngồi

72

lĩnh vực tín dụng từ đó làm gia tăng RRTD của các ngân hàng theo Chaibi và Ftiti (2015). Bên cạnh đó việc sử dụng các nguồn lực của ngân hàng tập trung vào đa dạng hóa thu nhập mà khơng phân bổ nguồn lực dành cho công tác thẩm định, quản lý tín dụng một cách tương xứng đã khiến cho RRTD của các NHTM gia tăng.

4.7.4.6. Quy mô

Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa Biến quy mô với tỷ lệ nợ xấu mức ý nghĩa 5%. Kết quả này trái với kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) và kỳ vọng của tác giả. Kết quả này phù hợp với giả thuyết đa dạng hóa danh mục cho vay cũng như nghiên cứu của Zribi và Boujelbène (2011) và Alhassan và cộng sự (2014), khi các ngân hàng có quy mơ lớn thì họ có lợi thế là đa dạng hóa danh mục cho vay của mình nhằm phân tán rủi ro do đó RRTD sẽ được hạn chế tốt hơn các ngân hàng có quy mơ nhỏ khi danh mục cho vay của họ khơng đa dạng. Bên cạnh đó cho thấy hiện nay các ngân hàng có quy mơ lớn tại Việt Nam có các nguồn lực tốt nhờ vào hiệu quả về quy mô mà kiểm sốt tốt đươc quy trình cấp tín dụng một cách chặt chẽ khi có kinh nghiệm quản lý RRTD từ đó hạn chế RRTD tốt hơn các ngân hàng có quy mơ nhỏ.

4.7.4.7. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Kết quả mơ hình hồi quy cũng cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa Biến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu với tỷ lệ nợ xấu, Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) và kỳ vọng của tác giả mặc chưa có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy các ngân hàng có khả năng quản lý tốt thì khả năng quản trị về RRTD trong đó có bao gồm khả năng quản lý và giám sát danh mục tín dụng tốt từ đó làm gia tăng chất lượng tín dụng của ngân hàng.

4.7.4.8. Tốc độ tăng trưởng GDP thực

Dựa vào phân tích mơ hình hồi quy thì biến tốc độ tăng trưởng GDP thực có ảnh hưởng đến RRTD khi kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP thực tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) và kỳ vọng của tác giả cũng như các nghiên

73

cứu thực nghiệm trước đó. Điều này cho thấy chu kỳ kinh tế ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng vay, như trong trường hợp môi trường kinh tế thuận lợi thì khả năng trả nợ của khách hàng tốt hơn do có nguồn thu nhập tốt, từ đó có thể làm giảm RRTD của các NHTM và ngược lại.

4.7.4.9. Tỷ lệ lạm phát

Dựa vào phân tích mơ hình hồi quy thì biến tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đến RRTD khi kết quả cho thấy tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) và kỳ vọng của tác giả cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Điều này chứng tỏ trong môi trường lạm phát cao của Việt Nam, thì lạm phát thực sự tác động đến thu nhập thực tế của khách hàng vay và làm giảm đáng kể, bên cạnh đó thì khi lạm phát gia tăng cũng ảnh hưởng đến giá các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp khi các chi phí nguyên vật liệu gia tăng dẫn đến ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khiến cho khả năng trả nợ của doanh nghiệp bị suy giảm khi lợi nhuận của doanh nghiệp bị tác động theo chiều hướng xấu. Kết quả dẫn đến sự gia tăng RRTD của NHTM trong thời kỳ lạm phát tăng.

4.7.4.10. Tỷ lệ thất nghiệp

Dựa vào phân tích mơ hình hồi quy thì biến tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng đến RRTD khi kết quả cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này trái với kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) và kỳ vọng của tác giả. Mặc dù thất nghiệp gia tăng thì ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động và tổng cầu của nền kinh tế, từ đó làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng vay. Tuy nhiên kết quả lại cho thấy tỷ lệ thất nghiệp khơng có ảnh hưởng tiêu cực đến RRTD, điều này có thể được giải thích là các khoản vay tiêu dùng của ngân hàng khi cung cấp cho khách hàng thường lựa chọn là những đối tượng có trình độ cũng như có thu nhập cao và là thành phần lao động ít có khả năng thất nghiệp nên tỷ lệ thất nghiệp khơng có tác động đến thu nhập thu

74

nhập của các đối tượng vay trên (Louzis et al, 2012). Ngoài ra, tỷ trọng cho vay tiêu dùng cá nhân có nguồn thu nhập trả nợ từ lương có thể chiếm tỷ trọng khơng cao trong cơ cấu tín dụng của các ngân hàng nên ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp đối với tỷ lệ nợ xấu là không đáng kể. Thực tế tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam biến động rất thấp do đặc thù của thị trường lao động của việt nam cho phép người lao động có thể dễ dàng tìm kiếm các cơng việc khác có mức thu nhập thấp hơn vì vậy sự gia tăng RRTD có thể chịu sự tác động của các yếu tố khác trong mơ hình nghiên cứu

4.7.4.11. Tỷ giá hối đoái

Dựa vào phân tích mơ hình hồi quy thì biến tỷ giá hối đối có ảnh hưởng đến tỷ RRTD khi kết quả cho thấy tỷ giá hối đoái tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) và kỳ vọng của tác giả. Điều nay cho thấy rằng tỷ giá hối đoái tăng làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với các khoản vay đặc biệt là các khoản vay bằng ngoại tệ do đó dẫn đến làm gia tăng RRTD của NHTM.

4.7.5. Kết luận

Dựa trên các nền tảng lý thuyết về RRTD và các nghiên cứu thực nghiệm đã nghiên cứu trước đó mà tác giả đã lựa chọn và cung cấp thêm những bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến RRTD của NHTM Việt Nam. Dựa vào mơ hình nghiên cứu 11 biến ban đầu, có có 8 biến có ý nghĩa thống kê. Trong đó, biến đặc trưng ngân hàng có 3 biến tác cùng chiều là tỷ lệ nợ xấu năm trước, tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi; 1 biến tác động ngược chiều với RRTD là quy mô. Biến kinh tế vĩ mơ có 2 biến cùng chiều là tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát; 2 biến ngược chiều với RRTD là tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP thực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này, tác giả đã tiến hành tổng hợp nghiên cứu và phân tích các yếu tố, lựa chọn mơ hình nghiên cứu phù hợp sau khi đã thực hiện kiểm định dựa trên các bài nghiên cứu thực nghiệm trước đó để nghiên cứu các yếu tố tác động đến

75

RRTD của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến 2015. Dựa trên kết quả phân tích mơ hình hối quy, tác giả đã đánh giá chiều hướng tác động cũng mức độ ảnh hưởng và ý nghĩa thống kê của các yếu tố theo tình hình thực tế tại Việt Nam. Ngồi ra, tác giả cịn so sánh với các bài nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Dựa trên sự phân tích ảnh hưởng của các yếu tố này đến RRTD của NHTM Việt Nam mà tác giả sẽ trình bày những gợi ý về giải pháp hạn chế RRTD của các NHTM trên cơ sở thực tế ở chương sau.

76

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI VIỆT NAM

5.1. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG NGÂN HÀNG HÀNG

5.1.1. Ngăn ngừa và xử lý nợ xấu

Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu của năm trước ảnh hưởng lớn đến RRTD tại thời điểm hiện tại, Do đó NHTM cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu và tăng cường tốc độ xử lý nợ xấu thông qua các kênh như mua bán nợ xấu, phân bổ nguồn lực dành cho công tác xử lý nợ xấu như thành lập các phòng ban chuyên trách xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó NHTM cần cơ cấu lại danh mục tín dụng khi chất lượng tín dụng suy giảm theo hướng giảm những ngành nghề tiềm ẩn rủi ro và có tỷ lệ nợ xấu cao khi xem xét tại từng thời điểm. Bên cạnh đó việc quản lý RRTD cũng cần đề cập như việc quản lý danh mục cho vay, đo lường mức độ rủi ro và đánh giá rủi ro. Tránh tình trạng tập trung dư nợ vào một khách hàng, một ngành nghề, hoặc một khu vực như ngành bất động sản, các ngành nông nghiệp và ngư nghiệp rất dễ ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan. Hiện nay việc tách bạch giữa các bộ phận kiểm tra giám sát ra khỏi bộ phận kinh doanh là một xu hướng nhằm quản lý rủi ro một cách chuyên mơn hóa, khách quan và độc lập.

Các ngân hàng cần áp dụng các mơ hình quản lý RRTD phù hợp với đặc thù của mình dựa trên kinh nghiệm cũng như các chuẩn mực trên thế giới đang áp dụng. Thông qua các mơ hình chấm điểm xếp hạng tín dụng, đánh giá khách hàng dựa trên việc xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng vay vốn cũng như thông tin về ngành nghề mà khách hàng hoạt động. các ngân hàng cần tăng cường áp dụng hệ thống cơng nghệ thơng tin mới vào quy trình nhằm đáp ứng được nhu cầu quản lý RRTD của ngân hàng một cách có hiệu quả.

77

5.1.2. Phân loại nợ và trích lập dự phịng RRTD đầy đủ

Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD và RRTD có mối quan hệ cùng chiều. Do đó, các NHTM cần đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại của ngân hàng thông qua việc đánh giá khách hàng dựa vào các yếu tố định lượng và các yếu tố định tính trên cơ sở thơng tin rõ ràng, tin cậy kết hợp với quy trình đánh giá chặt chẽ tránh việc đánh giá chỉ được thực hiện hình thức hoặc đối phó và cả trình độ của người thực hiện. Việc xây dựng quy trình đánh giá này có thể tham khảo các mơ hình đánh giá nước ngồi, cũng như kiện tồn hệ thống quản lý thông tin về khách hàng có sự chia sẻ thơng tin giữa các ngân hàng với nhau và với Chính phủ khi đạt một trình độ nhất định như chia sẻ thơng tin tín dụng và lịch sử tín dụng, thơng tin về tình hình chi trả thuế của khách hàng vay từ Chính phủ và các thơng tin từ nguồn khác. Bên cạnh đó, bản thân ngân hàng cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc trích lập dự phịng RRTD là phòng ngừa RRTD tác động đến hoạt động của ngân hàng mà thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan trung thực, không che đậy nhằm làm sạch BBTC cũng như số liệu về ngân hàng khi trích lập dự phịng RRTD làm ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như cung cấp nhưng ưu đãi cho khách hàng khi chưa đủ điều kiện và chưa phản ánh đúng bản chất RRTD của khách hàng. Từ đó, ngân hàng cần chấp hành đúng các thông tư hướng dẫn về phân loại nợ và trích lập dự phịng RRTD của NHNN. Ngồi ra các NHTM cần tách bạch bộ phận thanh tra giám sát trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)