Khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN

2.2.1.4. Khả năng thanh toán

Lý thuyết về rủi ro đạo đức: Rủi ro đạo đức phát sinh khi có sự tồn tại của vấn đề đại diện giữa các nhà quản lý ngân hàng và người chủ sở hữu ngân hàng. Theo Berger và Deyoung (1997) thì việc giảm tỷ lệ vốn trong ngân hàng nói chung đứng trước nguy cơ về sự gia tăng nợ xấu cho các ngân hàng với tỷ lệ vốn thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có vốn thấp có thể gặp rủi ro về đạo đức trước việc đầu tư vào các danh mục rủi ro ngày càng tăng từ đó làm gia tăng RRTD cho ngân hàng. Louzis et al (2012) cũng đã sử dụng biến này, gợi ý rằng với tỷ lệ sử

dụng nợ cao ngân hàng có thể xảy ra rủi ro hành vi và làm gia tăng nợ xấu khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở Hy Lạp trong giai đoạn 2003-2009.

Các nhà quản lý trong ngân hàng nơi có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp có khuynh hướng về rủi ro đạo đức bằng cách tham gia các khoản vay có rủi ro thơng qua việc hạ tiêu chuẩn chấm điểm tín dụng và thiếu giám sát nguồn vay theo keeton và Morris (1987). Giả thuyết rủi ro đạo đức này ngụ ý có mối quan hệ nghịch đảo giữa vốn chủ sở hữu và nợ xấu.

Theo Makri (2013) thì có mối quan hệ tiêu cực giữa khả năng thanh khoản với nợ xấu cho thấy một danh mục đầu tư cho vay có rủi ro thì có một tỷ lệ nợ xấu cao (tương đương với rủi ro tín dụng cao).

Theo Abid và cộng sự (2014) thì thái độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng được ước tính bằng khả năng thanh khoản có mối quan hệ tiêu cực đối với nợ xấu, hỗ trợ cho giả thuyết “rủi ro đạo đức”. Các ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp đối mặt với rủi ro đạo đức khi chấp nhận một danh mục cho vay có rủi ro cao và do đó sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao hơn.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) thì NHTM nào có mức vốn thấp thì rủi ro danh mục cho vay gia tăng do thiếu sự đa dạng hóa với các khoản cho vay mà chỉ tập trung vào một số đối tượng và do đó làm nợ xấu gia tăng,

20

ngược lại các NHTM có mức vốn hóa cao có khả năng đa dạng hóa các khoản vay tốt hơn và làm giảm rủi ro nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)