CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
3.3. THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ LÊN RỦ
3.3.1. Tăng trưởng GDP thực và rủi ro tín dụng:
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ nợ xấu của Hệ thống TCTD và các NHTM VIỆT NAM so với GGDP.
(Nguồn BCTN của NHNN Việt Nam, từ BCTN của 21 NHTM Việt Nam, từ WB)
Có thể thấy tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn từ trước 2006 đến 2007 có chiều hướng gia tăng do những cải cách về mặt kinh tế khi hội nhập kinh tế WTO (2007) như thực thi các cam kết cũng như thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư quốc tế như các ưu đãi nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên sang năm 2008 thì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu khi đã hội nhập với nền kinh tế thế giới thì đã dẫn đến suy thối kinh tế khi giá cả nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao đến lạm phát trong nước gia tăng, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài giảm sút. Kết quả là tỷ lệ tăng trưởng GDP liên tục giảm và thấp hơn so với giai đoạn trước và mãi đến các năm 2010 và năm 2011 thì nền kinh tế của Việt Nam mới phần nào phục hồi. Tuy nhiên tăng trưởng GDP lại bước vào khó khăn khủng hoảng vào năm 2012 với tỷ lệ tăng trưởng thấp so với các năm trước đó. Cùng với những biện pháp của Chính phủ đã phần nào phục hồi nền kinh tế khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng liên tục qua các năm sau đó.
51
Khi phân tích mối liên hệ của tốc độ tăng trưởng GDP và tình hình nợ xấu của các ngân hàng trong giai đoạn 2006 đến 2015 thì ta có thể thấy mối tương quan nghịch biến đặc biệt là giai đoạn sau 2011. Điều đó cho ta thấy rằng trong điều kiện nền kinh tế phát triển thì RRTD của ngân hàng được cải thiện bên cạnh các yếu tố quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Ngồi ra ta cịn thấy những tác động của nó cũng có một độ trễ nhất định do ảnh hưởng của nó lên hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế không phải là ngay lập tức.