Kém hiệu quả chi phí hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN

2.2.1.6. Kém hiệu quả chi phí hoạt động

Lý thuyết về kém may mắn: Theo Berger và Deyoung (1997) sau khi phân tích các tình huống rủi ro tín dụng liên quan đến hiệu quả và nhận thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu quả chi phí với rủi ro của ngân hàng khi có sự kiện bên ngồi tác động làm gia tăng nợ xấu của ngân hàng. Để đối phó với việc gia tăng các khoản nợ có vấn đề thì ngân hàng sẽ phân bổ các nguồn lực của mình trong việc giám sát khoản vay và tài sản đảm bảo, cùng các chi phí liên quan đến quản lý khoản vay điều này dẫn đến mối quan hệ ngược chiều giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí. Bên cạnh đó thì quản lý kém cịn thể hiện ở việc gia tăng chi phí hoạt động trong khi phân bổ nguồn lực dành cho cơng tác quản lý tín dụng kém dẫn đến nợ xấu và gia tăng RRTD như lập luận ở lý thuyết về quản lý yếu kém.

Lý thuyết tiết kiệm: Theo Berger và Deyoung (1997) thì các ngân hàng có hiệu quả về mặt chi phí hoạt động cao sẽ dẫn sự gia tăng nợ xấu trong tương lai và làm tăng RRTD cho các ngân hàng. Theo quan điểm này thì chất lượng tín dụng và hiệu quả chi phí đều bị ảnh hưởng bởi việc chia sẻ các nguồn lực của ngân hàng để cho vay và giám sát khoản vay. Các ngân hàng có thể tối đa hóa lợi nhuận bằng cách giảm chi phí trong ngắn hạn sẽ đối mặt với sự gia tăng nợ xấu trong tương lai. Theo đó, nếu ngân hàng dành nguồn lực ít hơn để sàng lọc khách hàng, thẩm định tài sản thế chấp, giám sát khoản vay và kiểm tra sau khi vay thì sẽ có hiệu quả về chi phí cao trong ngắn hạn nhưng sẽ làm gia tăng các khoản nợ có vấn đề trong tương lai do hiệu quả kém trong việc thẩm định và quản lý tín dụng.

Theo Chaibi và Ftiti (2015) thì có xảy ra trường hợp quản lý yếu kém khi hiệu quả về chi phí kém ảnh hưởng tiêu cực và dẫn đến sự gia tăng nợ xấu tại ngân hàng ở Pháp. Tuy nhiên tại ngân hàng của Đức thì nó khơng tăng nợ xấu (có mối quan hệ đồng biến nhưng khơng có ý nghĩa). Kết quả này hàm ý nợ xấu có xu hướng tăng

22

trong trường hợp các ngân hàng của Đức cắt giảm chi phí để có hiệu quả chi phí ngắn hạn (giả thuyết “Tiết kiệm”) chứ khơng phải là vì chất lượng quản lý yếu kém. Theo Abid và cộng sự (2014) thì biến hiệu quả hoạt động có mối quan hệ đồng biến với nợ xấu. Nó cho thấy rằng các ngân hàng ở Tunisian cung cấp các khoản tín dụng có chất lượng kém và khơng áp dụng các biện pháp đánh giá đúng đắn để phát hiện trước khả năng không trả nợ được của khách hàng, điều này phù hợp với giả thuyết “quản lý yếu kém”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)