CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
4.7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
4.7.4.7. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Kết quả mơ hình hồi quy cũng cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa Biến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu với tỷ lệ nợ xấu, Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) và kỳ vọng của tác giả mặc chưa có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy các ngân hàng có khả năng quản lý tốt thì khả năng quản trị về RRTD trong đó có bao gồm khả năng quản lý và giám sát danh mục tín dụng tốt từ đó làm gia tăng chất lượng tín dụng của ngân hàng.
4.7.4.8. Tốc độ tăng trưởng GDP thực
Dựa vào phân tích mơ hình hồi quy thì biến tốc độ tăng trưởng GDP thực có ảnh hưởng đến RRTD khi kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP thực tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) và kỳ vọng của tác giả cũng như các nghiên
73
cứu thực nghiệm trước đó. Điều này cho thấy chu kỳ kinh tế ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng vay, như trong trường hợp môi trường kinh tế thuận lợi thì khả năng trả nợ của khách hàng tốt hơn do có nguồn thu nhập tốt, từ đó có thể làm giảm RRTD của các NHTM và ngược lại.
4.7.4.9. Tỷ lệ lạm phát
Dựa vào phân tích mơ hình hồi quy thì biến tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đến RRTD khi kết quả cho thấy tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) và kỳ vọng của tác giả cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Điều này chứng tỏ trong môi trường lạm phát cao của Việt Nam, thì lạm phát thực sự tác động đến thu nhập thực tế của khách hàng vay và làm giảm đáng kể, bên cạnh đó thì khi lạm phát gia tăng cũng ảnh hưởng đến giá các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp khi các chi phí nguyên vật liệu gia tăng dẫn đến ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khiến cho khả năng trả nợ của doanh nghiệp bị suy giảm khi lợi nhuận của doanh nghiệp bị tác động theo chiều hướng xấu. Kết quả dẫn đến sự gia tăng RRTD của NHTM trong thời kỳ lạm phát tăng.
4.7.4.10. Tỷ lệ thất nghiệp
Dựa vào phân tích mơ hình hồi quy thì biến tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng đến RRTD khi kết quả cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này trái với kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) và kỳ vọng của tác giả. Mặc dù thất nghiệp gia tăng thì ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động và tổng cầu của nền kinh tế, từ đó làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng vay. Tuy nhiên kết quả lại cho thấy tỷ lệ thất nghiệp khơng có ảnh hưởng tiêu cực đến RRTD, điều này có thể được giải thích là các khoản vay tiêu dùng của ngân hàng khi cung cấp cho khách hàng thường lựa chọn là những đối tượng có trình độ cũng như có thu nhập cao và là thành phần lao động ít có khả năng thất nghiệp nên tỷ lệ thất nghiệp khơng có tác động đến thu nhập thu
74
nhập của các đối tượng vay trên (Louzis et al, 2012). Ngoài ra, tỷ trọng cho vay tiêu dùng cá nhân có nguồn thu nhập trả nợ từ lương có thể chiếm tỷ trọng khơng cao trong cơ cấu tín dụng của các ngân hàng nên ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp đối với tỷ lệ nợ xấu là không đáng kể. Thực tế tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam biến động rất thấp do đặc thù của thị trường lao động của việt nam cho phép người lao động có thể dễ dàng tìm kiếm các cơng việc khác có mức thu nhập thấp hơn vì vậy sự gia tăng RRTD có thể chịu sự tác động của các yếu tố khác trong mơ hình nghiên cứu
4.7.4.11. Tỷ giá hối đoái
Dựa vào phân tích mơ hình hồi quy thì biến tỷ giá hối đối có ảnh hưởng đến tỷ RRTD khi kết quả cho thấy tỷ giá hối đoái tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015) và kỳ vọng của tác giả. Điều nay cho thấy rằng tỷ giá hối đoái tăng làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với các khoản vay đặc biệt là các khoản vay bằng ngoại tệ do đó dẫn đến làm gia tăng RRTD của NHTM.