CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
3.2. TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ
3.2.2. Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ của các
NHTM Việt Nam
Biểu đồ 3.3: Dự phòng RRTD của các NHTM VIỆT NAM Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn từ BCTN của 21 NHTM Việt Nam) Trong các giai đoạn mà RRTD của các ngân hàng tăng cao, việc nợ xấu bùng phát như năm 2008 và 2012 với việc đứng trước áp lực trong việc xử lý nợ xấu thì các ngân hàng buộc lịng phải hy sinh lợi nhuận để trích lập dự phịng RRTD nhằm đảm bảo an tồn cho hệ thống ngân hàng. Có thể nói dự phịng RRTD là hạn mục tiêu tốn chi phí lớn của hệ thống ngân hàng và nó thể hiện mức độ RRTD của hệ thống ngân hàng trong thời điểm hiện tại.
Biểu đồ 3.3 thể hiện tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD so với dư nợ và Tổng chi phí dự phòng RRTD của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến 2015. Trong giai đoạn trước thì năm 2008 có tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD cao nhất trong các năm với mức 2.02% ứng với 12.531 tỷ đồng là năm mà có tỷ lệ nợ xấu tăng cao, thể hiện RRTD đang dần ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của các NHTM Việt Nam so với năm 2007 là 1.46% ứng với 7.801 tỷ đồng và gấp 3.5 lần so với năm 2006. Tỷ lệ này giảm dần qua các năm 2009 và 2010 nhưng số dư tuyệt đối vẫn gia tăng nhằm bù đắp RRTD với mức lần lượt là 1.72% và 1.64% tương
45
ứng 15.236 tỷ đồng và 19.487 tỷ đồng, cũng là năm mà các ngân hàng thực hiện trích lập dự phịng RRTD theo Quyết định 493. Có thể nói trong những năm trên tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD có xu hướng giảm là do sự tăng trưởng tín dụng một cách mạnh mẽ trong giai đoạn này bên cạnh việc trích lập dự phịng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và chưa phản ánh đúng RRTD thực tế do việc trích lập dự phịng RRTD ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng
Trong năm 2011 thì tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro trên tổng dư nợ của các NHTM VIỆT NAM dù thấp 1.59% nhưng so với giá trị tuyệt đối thì vẫn tăng lên mức 22.421 tỷ đồng. Năm 2011 mà có tỷ lệ nợ xấu bắt đầu xuất hiện thể hiện RRTD đang dần tăng cao và ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.
Sang năm 2012, tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD này cũng duy trì ở mức cao tương ứng với mức 1.6% tương đương 25.487 tỷ đồng ứng với thời điểm mà hệ thống ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong các năm, có thể thấy sự gia tăng tỷ lệ trích lập dự phòng so với tổng dư nợ xấu thể hiện RRTD đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của của hệ thống ngân hàng và buộc các ngân hàng phải ứng phó.
Cùng với hàng loạt các giải pháp nhằm giải quyết nợ xấu của NHNN trong giai đoạn 2013 đến 2015, Dự phòng RRTD của các NHTM Việt Nam giảm nhẹ vào năm 2013 ở mức 1.49% dù giá trị tuyệt đối vẫn tăng lên mức 27.240 tỷ đồng. Sang năm 2014 thì tỷ lệ này giảm còn 1.42% với mức 30.586 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu tính đến cả hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 12/2014 thì dự phịng RRTD đạt 75,49 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7 nghìn tỷ đồng (8,2%) so với cuối năm 2013 chiếm tỷ lệ 2.76% và 76.2% so với tổng dư nợ và dư nợ xấu.
Theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi phí dự phịng RRTD năm 2015 đã tăng 7.5% so với cùng kỳ năm 2014 và tăng 30.8% so với cùng kỳ năm 2013 chiếm tỷ lệ 2.87% và 74.24% so với tổng dư nợ và dư nợ xấu. Trong khi đó xét theo mẫu mà tác giả chọn thì tỷ lệ dự phịng RRTD của các NHTM Việt Nam lại giảm là 1.27% nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng mạnh là 34.511 tỷ đồng. Có thể
46
thấy trong giai đoạn này tỷ suất lợi nhuận của hệ thống ngân hàng còn khá thấp cho thấy trong bối cảnh nợ xấu gia tăng thì việc hy sinh chỉ tiêu lợi nhuận để xử lý nợ xấu là giải pháp tốt nhất kể cả khi đã bán nợ xấu sang cho VAMC. Bên cạnh đó theo quy định thì dù bán nợ xấu cho VAMC thì các ngân hàng hàng năm vẫn phái trích dự phịng rủi ro 20% cho trái phiếu nhận lại.
Hiện nay thì các NHTM nhà nước đang có mức trích lập số dư dự phòng RRTD cao nhất do dư nợ lớn và nợ xấu nhiều hơn. Chẳng hạn như BIDV trích lập trong năm 2015 là 7.517 tỷ so với năm 2014 thì tăng 13.5%, Vietcombank trong năm 2014 trích lập 7.043 tỷ đồng nhưng sang năm 2015 tăng lên 8.609 tỷ đồng, cùng năm thì Vietinbank trích lập 4.345 tỷ đồng sang năm 2015 thì lại tăng nhẹ lên đến 4.547 tỷ đồng.
Các NHTM cổ phần thì do quy mơ và nợ xấu kém hơn các NHTM nhà nước nên mức trích lập thường thấp hơn. Tiêu biểu là Eximbank với mức trích lập 869 tỷ đồng trong năm 2015 giảm so với năm 2014 là 1.022 tỷ đồng. Việc gia tăng trích lập dự phịng RRTD một phần là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất là việc thay đổi trong quy định phân loại nợ từ ngày 1/6/2014 theo Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Khi áp dụng theo Thơng tư 02/2013/TT-NHNN, cách tính nợ quá hạn sẽ bao gồm cả nợ nhóm 2
Thứ hai là trong bối cảnh nợ xấu vẫn đang còn ở mức cao với số dư lớn dẫn đến việc các ngân hàng này vẫn duy trì trích lập dự phòng rủi ro cao.
Thứ ba là việc trước đây các ngân hàng trong chờ vào Công Ty VAMC để xử lý nợ xấu, tuy nhiên thời điểm hiện tại thì việc mua nợ xấu của VAMC đang chững lại do phải tập trung xử lý nợ xấu vì nợ xấu được xử lý của VAMC kém so với dư nợ xấu đã mua lại. Vì vậy các ngân hàng đã chọn cách tự xử lý nợ xấu thơng qua việc trích lập dự phịng rủi ro dẫn đến mức trích lập ln ở mức cao.
47