Khái niệm thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất tại việt nam (Trang 25 - 27)

1.2. Thu hồi đất và các trường hợp thu hồi đất

1.2.1. Khái niệm thu hồi đất

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, thu hồi đất được hiểu là: “Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất của người vi phạm quy định về sử dụng đất để Nhà nước giao cho người khác sử dụng hoặc trả lại cho chủ sử dụng đất hợp pháp bị lấn chiếm. Trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi

19 Điều 11 Luật Đất đai 2013.

20 Phạm Duy Nghĩa (2014), Giải quyết tranh chấp trong thu hồi đất nơng nghiệp, Tạp chí Nghiên

đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”21.

Quy định thu hồi đất lần đầu tiên đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 tại Điều 54.3. Theo đó Luật Đất đai đã cụ thể hóa thu hồi đất là việc nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai22. Khái niệm này đã có sự phân biệt giữa “thu lại quyền sử dụng đất” và “thu lại đất”. Có ý kiến cho rằng thu hồi đất hay quyền sử dụng đất thì khơng khác biệt về hệ quả nhưng mục đích của việc thu hồi là khác nhau23. Nếu việc thu hồi đất không được thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền cơ bản của công dân.

Cụ thể trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy rất nhiều trường hợp người dân khơng đồng tình với việc thu hồi đất dẫn đến các dự án phải chậm tiến độ, phải tiến hành cưỡng chế và xảy ra nhiều vụ khiếu nại, tố cáo liên quan. Thực tế, nhiều trường hợp thu hồi đất xong nhưng dự án không khả thi, chủ dự án không thực hiện được dự án, đất bỏ hoang, trong khi người dân lại mất đất sản xuất. Hoặc như trường hợp doanh nghiệp thì được hưởng lợi từ việc được sử dụng đất với giá rẻ, cịn người dân mất đất thì được đền bù giá nhà nước thấp hơn nhiều do với giá thị trường, từ đó gây bức xúc trong xã hội.

Hiến pháp năm 2013 ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới về cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, đây là cơ sở hiến định đầu tiên về thu hồi đất24. Quy định này không chỉ tạo cơ sở vững chắc cho cơng tác giải phóng mặt bằng mà cịn xây dựng một nguyên tắc rất tiến bộ trong quy định về các trường hợp thu hồi đất, đảm bảo tính ổn định và an tồn cho người sử dụng đất, đó là chỉ tiến hành thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định. Theo đó, việc thu hồi đất cần khẳng định

21 Phạm Thu Thủy (2014), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt

Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, bảo vệ cấp Trường ngày 17 tháng 05 năm 2014.

22 Điều 3.11 Luật Đất đai năm 2013.

23 Châu Hoàng Thân (2016), Bất cập trong quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất

vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia cơng cộng, Tạp chí Khoa

học Đại học Cần Thơ, số 44/2016, tr 1-9.

24 Phan Trung Hiền (2008), Cơ sở hiến định về thu hồi đất vì mục đích cơng cộng ở Việt Nam,

khơng là sự tùy tiện và chỉ có luật được quyền quy định các trường hợp thu hồi đất, các văn bản dưới luật không được quy định như trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất tại việt nam (Trang 25 - 27)