được xác định là một trong phương thức lãnh đạo đối với hoạt động của Nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương nói riêng
Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thông quan Nhà Nước và các đồn thể chính trị - xã hội. Như vậy Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng nhiều khâu như: Cương lĩnh, chiến lược, cách định hướng về chính sách và những chủ trương cơng tác, lãnh đạo Nhà nước thể chế hố thành hiến pháp, pháp luật, chính sách, trên cơ sở đó Nhà nước quản lý, điều hành mọi mặt đời sống xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, các chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực hoạt động Nhà nước. Khâu mấu chốt là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở; xây dựng hệ thống các quy chế về sự lãnh đạo của Đảng ở các cấp, các ngành theo tinh thần: Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng Cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, các nghị quyết, nguyên tắc giải quyết các vấn đề lớn, có ý nghĩa chính trị quan trọng. Phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã hội theo pháp luật. Đảng chăm lo công tác cán bộ, bồi dưỡng, lựa chọn cán bộ đưa ra ứng cử vào các cơ quan dân cử, hoặc giới thiệu với Nhà nước để đề bạt, bổ nhiệm vào các cương vị chủ chốt ở các ngành, các cấp. Đảng tôn trọng cơ chế của Nhà nước về bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, khơng gị ép, áp đặt.
Lãnh đạo thông qua công tác kiểm tra, giám sát, Đảng ta đã khẳng định: không kiểm tra coi như không lãnh đạo và đến nay đã xác định kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát không chỉ là của ủy ban kiểm tra các cấp mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, trước hết là của các cấp ủy, ủy ban kiểm tra chỉ là cơ quan chuyên trách về công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy. Phải xác định đúng điều này, để cấp ủy có trách nhiệm và thơng qua các ban của mình để kiểm tra, giám sát các đảng viên và tổ chức đảng trong hệ thống nhà nước. Mỗi một lĩnh vực, Đảng đều có nghị quyết, các ban của cấp ủy phải tham mưu để kiểm tra, giám sát chính các nghị quyết thuộc lĩnh vực của mình, trước tiên để xem xét các nghị quyết đó có đến được với tổ chức đảng và đảng viên không và việc triển khai, hiệu quả thực hiện nghị quyết đó như thế nào.
Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thông qua các biện pháp kiểm tra, giám sát, khơng có nghĩa là chỉ các cơ quan của Đảng có chức năng kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng. Trong thực tiễn, Đảng không chỉ trực tiếp kiểm tra, giám sát mà Đảng còn là người lãnh đạo, hướng dẫn các cơ quan kiểm tra, giám sát của Nhà nước, của các đoàn thể quần chúng, thanh tra nhân dân để phối hợp hành động phát huy hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát quá trình thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, các tổ chức đảng còn là người lãnh đạo,
phát động phong trào nhân dân tích cực tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát, nghiên cứu, xây dựng các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả cơ chế giám sát xã hội trong điều kiện cụ thể ở nước ta.
- Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không bao biện làm thay cơng việc của Nhà nước. Đề phịng và khắc phục khuynh hướng tổ chức đảng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc bao biện làm thay cũng như khuynh hướng các cơ quan nhà nước thụ động, né tránh trách nhiệm, việc gì cũng xin ý kiến cấp ủy đảng. Đảng viên công tác trong cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết của Đảng, làm tròn nhiệm vụ Đảng giao, gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tuân theo pháp luật, không được lợi dụng chức quyền làm điều sai trái, giành đặc quyền, đặc lợi.
Qua quá trình lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nuớc có hai vấn đề về phương pháp lãnh đạo của Đảng cần nghiên cứu rút kinh nghiệm, đó là: Thứ nhất, Đảng vẫn cịn bao biện, làm thay, lấn sân vào các cơ quan nhà nước và Quốc hội. Thực tế có cấp ủy cịn lấn sân cơng việc của chính quyền như: quyết định những vấn đề về dự án đầu tư, về đấu thầu, chỉ định thầu... Hoặc có cấp ủy cịn đi sâu quản lý việc chi tiêu của các dự án...Thứ hai, hiện nay nhiều cấp ủy, tổ chức đảng cịn bng lỏng quản lý. Cụ thể, không ban hành các quy chế hoạt động, thiếu các quy định cụ thể làm chuẩn mực cho tổ chức đảng và đảng viên thực hiện, không thực hiện việc kiểm tra, giám sát, không sâu sát thực tế, không gần dân, lắng nghe dân, không gần đảng viên.