Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 40)

của cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương

Việc kiểm tra đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương phải tiến hành khách quan và toàn diện, nhất là kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và cán bộ. Khi nhận xét, đánh giá cán bộ càng phải thận trọng, chính xác, trung thực nếu khơng ảnh hưởng rất lớn đến sinh mệnh chính trị của đồng chí mình. Theo Hồ Chủ tịch, cán bộ có sai lầm khơng phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này khơng phạm

sai lầm. Vì vậy, có năm cách là chỉ đạo, nâng cao, kiểm tra, cải tạo, giúp đỡ cán bộ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xét kỹ toàn bộ cả lịch sử, cơng việc của cán bộ để từ đó mà khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ. Về kiểm tra cán bộ: Không phải ngày nào cũng kiểm tra. Nhưng thường thường kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm.

Đối với phương pháp kiểm tra Hồ Chí Minh chỉ rõ cán bộ lãnh đạo phải sâu sát thực tế, phải gần dân, lắng nghe ý kiến của dân và học hỏi kinh nghiệm của dân. Bản thân Người thực sự là tấm gương sáng về quan điểm "dân là gốc", dù bận " trăm công, ngàn việc", khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn vẫn thường xuyên đến với nhân dân, trực tiếp nghe người thực, việc thực, để trên cơ sở đó hình thành những chủ trương, quyết sách lớn liên quan đến vận mệnh của Đảng, của dân tộc. Theo Hồ Chí Minh: người cán bộ lãnh đạo muốn có kinh nghiệm và oai tín, nghĩa là có cả quyền lực và quyền uy thì phải đích thân thực hiện việc kiểm tra, cũng như việc cử cán bộ và lựa chọn cán bộ thực hiện việc kiểm tra. Người phê phán một số cấp uỷ đảng nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về vai trị, vị trí và ý nghĩa của cơng tác kiểm tra, giám sát và việc đó cần phải được chấn chỉnh kịp thời. Trong bài nói tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra của Đảng, ngày 29/7/1964, Người đã thẳng thắn chỉ rõ: Còn một số cấp uỷ đảng coi nhẹ và không chú ý lãnh đạo cơng tác kiểm tra. Thậm chí có uỷ viên tỉnh và huyện cho cơng tác kiểm tra là "vạch lá tìm sâu", làm giảm thành tích của địa phương mình, v.v... Đó là thành kiến sai lầm, cần phải sửa chữa.

Người đặc biệt coi trọng vai trò của quần chúng trong việc kiểm tra, kiểm sốt. Người nói: "Phải ln ln do nơi quần chúng mà kiểm soát những nghị quyết, chỉ thị, khẩu hiệu có đúng hay khơng"; đồng thời phải thường xuyên chăm lo, tạo điều kiện để quần chúng kiểm soát những người lãnh đạo, giúp Chính phủ và đồn thể kiểm tra cơng việc và hành vi của các cán bộ…Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Hồ Chí Minh dành hẳn

một phần nói về cách lãnh đạo của Đảng, trong đó có kiểm tra, giám sát. Theo Người, để lãnh đạo đúng và muốn việc kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả, không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà viết kế hoạch, ra mệnh lệnh. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Muốn thế "Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm sốt đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được. Những người lãnh đạo chỉ trông thấy một mặt của công việc, của sự thay đổi của mọi người: trông từ trên xuống. Vì vậy sự trơng thấy có hạn. Trái lại, dân chúng trông thấy công việc, sự thay đổi của mọi người, một mặt khác: họ trông thấy từ dưới lên. Nên sự trơng thấy cũng có hạn. Muốn giải quyết vấn đề cho đúng, ắt phải hợp kinh nghiệm cả hai bên lại. Vì vậy, muốn như thế, người lãnh đạo ắt phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa mình với các tầng lớp người, với dân chúng. Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi. Vì vậy, cách xa dân chúng, khơng liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại.

Để giám sát đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương có hiệu quả, thì phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện giám sát khoa học, bảo đảm nguyên tắc và chặt chẽ, phải có người có uy tín để điều khiển, nếu không sẽ thất bại. Người chỉ rõ: "muốn biết cách điều khiển cơng tác giám sát, thì cần phải có một người có uy tín đứng đầu, nếu khơng chúng ta sẽ sa lầy và sẽ chìm ngập trong những mưu toan nhỏ nhặt" và "người được giao giám sát trách nhiệm tổ chức việc giám sát, phải có tổ giám sát giúp việc mới đem lại kết quả". Người yêu cầu: "…mỗi Xô - viết đại biểu công nhân, binh sĩ và nông dân đều phải thành lập các tổ giám sát, kiểm tra" để thực hiện việc giám sát. Mặt khác, chủ thể giám sát phải có chương trình kế hoạch giám sát cụ thể, sát hợp. Người u cầu: "Chương trình của việc kiểm kê, kiểm sốt ấy rất giản đơn, rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi người".

Để việc giám sát có kết quả, chủ thể giám sát vừa phải đến tận nơi giám sát đối với đối tượng giám sát, trực tiếp nghe đối tượng giám sát báo cáo, vừa phải thông qua nghiên cứu các báo cáo của đối tượng giám sát, thông qua sự phản ảnh của quần chúng nhân dân. Lênin đặc biệt phê phán việc thực hiện giám sát một cách quan liêu, thiếu dân chủ, giám sát trên giấy tờ. Người viết: "Các uỷ ban nhà máy đang muốn có một sự kiểm sốt thật sự của cơng nhân, chứ không phải là một sự kiểm soát trên giấy tờ". Người cũng khẳng định phương pháp giám sát quan trọng là phải dựa vào công nhân, nông dân, phải nêu cao trách nhiệm của họ, phải phát động phong trao thi đua thực hiện việc giám sát. Người yêu cầu: "Cần phải làm sao cho đông đảo quần chúng không đảng phái kiểm tra được mọi công việc Nhà nước"; "Phải cam kết thi đua với nhau trong việc tổ chức một cách thực tiễn việc kiểm kê và kiểm soát". Lênin đã chỉ ra kinh nghiệm trong giám sát là phải biết phối hợp tất cả các cơ quan kiểm tra, giám sát, các ban, các ngành, đặc biệt đối với những cán bộ chủ chốt "khơng nên "tự mình" làm "tất cả", làm quá sức mà vẫn không kịp, làm một lúc cả hàng chục việc mà khơng được một việc nào ra trị". Điều quan trọng là phải biết giám sát công việc của hàng chục, hàng trăm người phụ giúp, tổ chức giám sát công việc của họ từ dưới lên, nghĩa là tổ chức sự giám sát của quần chúng chân chính.

Như vậy phương thức cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với Nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương nói riêng là hệ thống các thức tiến hành trong hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương để bảo đảm nguyên tắc, quan điểm của Đảng gồm phưong pháp cơ bản và các phương pháp cụ thể để bảo đảm nguyên tắc, quan điểm và yêu cầu lãnh đạo của Đảng trong hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước đúng nội dung, yêu cầu và nguyên tắc, tổ chức sinh hoạt của Đảng trong thực thi vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w