Thực trạng phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung uơng

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 63)

- Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp để

2.2.1. Thực trạng phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung uơng

động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung uơng

- Trong những năm qua thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nuớc, Ban Chấp hành Trung ương đã có nhiều đổi mới trong việc lãnh đạo đối với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Bộ Chính trị đã ban hành Quy chế cụ thể về mối quan hệ lãnh đạo của

Trung ương Đảng với Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ, quy định những loại vấn đề quan trọng mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo, nhưng hiện nay số lượng các vấn đề kinh tế, xã hội, nội chính mà Ban Cán sự đảng Chính phủ, các ban cán sự đảng ở các bộ, ngành và các ban đảng Trung ương báo cáo, xin ý kiến Trung ương Đảng vẫn q nhiều, có cả những cơng việc cụ thể thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước và trong tầm tay của Chính phủ, của Thủ tướng (Có ý kiến cho rằng 70-80% quyết định của Thủ tướng đều phái có ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư). Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa kiên quyết đưa ra khỏi chương trình nghị sự hằng tháng, hằng tuần những cơng việc ít có tầm quan trọng về chính trị, khơng thật cần có quyết định của Đảng trước khi Chính phủ xử lý cụ thể. Khối lượng công việc hằng ngày quá lớn đã phần nào ảnh hưởng đến những điều kiện thực tế về thời gian và công sức để cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng tập trung vào những vấn đề trọng đại của Đảng, của đất nước.

Trong thực tế rất khó quy định thật rạch rịi, dứt khốt danh mục các vấn đề kinh tế - xã hội thuộc chức năng lãnh đạo của Đảng và danh mục các vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ, bởi vì lãnh đạo và quản lý là những phạm trù khác nhau nhưng nội dung rất gần nhau, khơng thể phân chia máy móc ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý, ranh giời giữa lãnh đạo chính trị và lãnh đạo kinh tế. Ở đây đòi hỏi kết hợp lý luận với thực tiễn, kết hợp khoa học tổ chức với nghệ thuật lãnh đạo của Đảng, từ thực tiễn sinh động mà xác định tầm quan trọng, ý nghĩa chính trị của từng vấn đề cụ thể, cốt sao vừa bảo đảm sự lãnh đạo chính trị của Đảng, vừa đề cao, phát huy đầy đủ vai trò trách nhiệm, hiệu lực quản lý nhà nước của Chính phủ và chính quyền các cấp.

Thời gian tới, Trung ương Đảng cần tiếp tục cải tiến cách làm việc, tiếp tục điều chỉnh chương trình nghị sự, kế hoạch cơng tác hằng q, hằng tháng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chuyển hẳn cho các đồng chí phụ trách Chính phủ xử lý và chịu trách nhiệm về những công việc, những chủ trương cụ thể

thuộc chức năng và trong khả năng của Chính phủ, của Thủ tướng, của các bộ, ngành Trung ương.

- Đảng tăng cường lãnh đạo cuộc cải cách hành chính từ trên xuống dưới, lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương quy định rành mạch chức năng, trách nhiệm của từng tổ chức, từng cá nhân đứng đầu các cơ quan nhà nước, không để các công việc quản lý nhà nước ở Trung ương và các cấp bị chồng chéo, quá nhiều tầng nấc không cần thiết, xử lý chậm trễ mà trách nhiệm khơng rõ.

- Từ lâu nay, Chính phủ ít chỉ đạo, quản lý các công việc về an ninh, quốc phịng, ngoại giao, khoa học xã hội, mà những cơng việc ấy thường do Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo. Điều đó xuất phát từ tình hình thực tế, từ yêu cầu giải quyết những vấn đề phức tạp, tế nhị, nhạy cảm về chính trị và tư tưởng, về bảo đảm an ninh quốc gia, vì lợi ích sống cịn của chế độ mới, của đất nước. Những vấn đề hệ trọng về chính trị phải do Đảng, với tư cách Đảng cầm quyền, quyết định về chủ trương. Đó là vấn đề nguyên tắc để bảo đảm vai trị lãnh đạo chính trị của Đảng. Tuy vậy, cần xác định rành mạch trách nhiệm của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương trong các vấn đề quan trọng nói trên. Có những cơng việc tuy thuộc các lĩnh vực nhạy cảm về chính trị, nhưng là những vấn đề có thể về tổ chức, quản lý, điều hành mà Chính phủ có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo.

Trong các lĩnh vực quốc phịng, an ninh, đối ngoại, có rất nhiều việc thuộc phạm vi quản lý hành chính, tổ chức, hậu cần, nhiều chính sách kinh tế - xã hội áp dụng chung cho các ngành, các cấp mà cơ quan quốc phịng, cơng an, ngoại giao cũng phải thực hiện, phải chấp hành theo quy định của Nhà nước. Các cơ quan quốc phịng, cơng an, ngoại giao phải tranh thủ sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng về các chủ trương có tầm quan trọng về chính trị, đồng thời phải chịu sự chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn của Chính phủ, của Thủ tướng, của các cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề có liên quan. Đảng trực tiếp lãnh đạo các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại nhưng

Đảng không trực tiếp quản lý các cơ quan ấy. Các cơ quan quốc phịng, cơng an, ngoại giao là bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức hành chính nhà nước; những người đứng đầu các cơ quan nói trên ở Trung ương là thành viên Chính phủ, đương nhiên phải tích cực thực hiện các quyết định của Chính phủ, phải chịu sự chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên của Thủ tướng Chính phủ. - Đảng cầm quyền phải lãnh đạo chặt chẽ và sâu sắc công tác tư tưởng, công tác nghiên cứu khoa học xã hội mà nội dung nghiên cứu có quan hệ mật thiết với cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị trong Đảng và trong tồn xã hội. Nhưng phạm vi nghiên cứu và ứng dụng khoa học xã hội rất rộng, khoa học xã hội không chỉ là các vấn đề tư tưởng chính trị, mà là hệ thống những tri thức về xã hội và con người. Cần phân biệt sự lãnh đạo của Đảng về định hướng và nội dung nghiên cứu khoa học xã hội với trách nhiệm quản lý của Nhà nước về chính sách và tổ chức đối với hoạt động khoa học nói chung - bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội . Khơng ít người nghĩ rằng chỉ đạo khoa học xã hội là nhiệm vụ của các cơ quan Đảng, còn quản lý các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước. Trong thực tế, Chính phủ ít bàn đến cơng việc khoa học xã hội. Đây là một nguyên nhân làm cho hoạt động khoa học tự nhiên, công nghệ, kỹ thuật và hoạt động khoa học xã hội không gắn kết chặt chẽ với nhau, trong khi nội dung nghiên cứu và ứng dụng của chúng có liên hệ mật thiết với nhau.

Cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo không được rành mạch như trên đã hạn chế sự phát triển của một số ngành khoa học xã hội mà nước ta có nhiều ưu thế và khả năng phát triển nhanh, với lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội khá lớn, với thực tiễn hết sức phong phú của sự phát triển xã hội qua các thời kỳ cách mạng và hiện nay đang diễn ra q trình đổi mới làm chuyển động tồn xã hội theo định hướng do Đảng vạch ra. Trong thời gian tới, cần tiếp tục cải tiến sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nghiên cứu khoa học xã hội, định rõ hơn và thực hiện đúng trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này.

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định: “Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng chứ không chỉ thông qua đảng viên, lãnh đạo bằng các quyết định tập thể và bằng cách theo dõi, cho ý kiến chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện, khuyến khích những mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc”. Theo Điều lệ Đảng, “trong các cơ quan hành pháp, tư pháp cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp ủy cùng cấp lập ban cán sự đảng để lãnh đạo quán triệt đường lối, chính sách của Đảng; đề xuất với cấp ủy về phương hướng, nhiệm vụ, tổ chức cán bộ và kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VII quy định: Ban cán sự đảng ở các cơ quan của

Chính phủ phải chủ động báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các chú trương quan trọng trước khi quyết định và thi hành; bảo đảm thực hiện đúng nghị quyết của Ban Cán sự đảng Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Trung ương Đảng về tồn bộ hoạt động của Chính phủ, về thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong Chính phủ; Ban Cán sự đảng Chính phủ là người trình các đề án về chủ trương, chính sách trước Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Những năm vừa qua, Ban Cán sự đảng Chính phủ và các ban cán sự đảng ở các bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ đã được xây dựng và củng cố. Chế độ lãnh đạo tập thể của tổ chức đảng được tăng cường, nhất là trong công tác cán bộ. Tuy vậy, nhiệm vụ cụ thể và phương thức hoạt động của ban cán sự đảng còn nhiều điểm cần tiếp tục nghiên cứu; mối quan hệ giữa trách nhiệm tập thể ban cán sự và trách nhiệm cá nhân của đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chưa thật rõ.

Trung ương Đảng lãnh đạo Chính phủ khơng chỉ thơng qua đảng viên, cũng không chỉ thông qua tổ chức đảng, mà kết hợp hai hình thức lãnh đạo: lãnh đạo thơng qua tổ chức (ban cán sự đảng) và lãnh đạo thông qua cá nhân người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng là một ủy viên Bộ Chính trị có phẩm chất, năng lực và uy tín cao được Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị

lựa chọn rất kỹ, giao cho trách nhiệm đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo cơng tác của Chính phủ. Đồng chí Thủ tướng khơng chỉ có vị trí là thành viên ban cán sự hay bí thư ban cán sự, mà còn là người đại diện cao nhất của Đảng trong bộ máy máy chính phủ. Luật tổ chức Chính phủ có một chương riêng về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng. Về nguyên tắc cũng như trong thực tế, không chỉ ban cán sự, mà cá nhân đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cũng chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, bảo đảm sự lãnh đạo vững chắc của Đảng đối với Chính phủ.

Cần quy định rõ hơn để cơng việc của Thủ tướng, các phó thủ tướng và cơng việc của Ban Cán sự đảng Chính phủ khơng trùng lắp, trong điều kiện Thủ tướng và các phó thủ tướng là thành phần chủ yếu của ban cán sự đảng và đa số thành viên Chính phủ là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Ban Cán sự đảng Chính Phủ, với cơ cấu nhân sự như hiện nay, khơng có điều kiện thực tế về thời gian để tập thể thảo luận và thơng qua rất nhiều đề án, dự luật về chính sách kinh tế - xã hội mà Chính phủ cần xin ý kiến Bộ Chính trị hoặc trình ra Quốc hội. Ban Cán sự đảng nên tập trung vào nhiệm vụ công tác cán bộ và tập thể chỉ thảo luận những chủ trương có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị.

Có một điều khơng hợp lý là, Ban Cán sự đảng Chính phủ và ban cán sự đảng ở các bộ, ngành Trung ương cùng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Như vậy, trong nội bộ Đảng thì Ban Cán sự đảng Chính phủ và ban cán sự đảng các bộ, ngành ở vị trí cùng cấp với nhau. Theo quy định của pháp luật, người đứng đầu các bộ và cơ quan thuộc Chính phủ phải phục tùng và chấp hành các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng, nhưng về quan hệ đảng thì đồng chí bộ trưởng, thủ trưởng các ngành là bí thư ban cán sự đảng các bộ, ngành có thể chưa thi hành chỉ thị của Thủ tướng mà còn chờ ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Với mối quan hệ chỉ đạo như vậy, có thể diễn ra sự khơng ăn khớp, làm giảm hiệu lực chỉ đạo của Thủ tướng, của Chính phủ, làm chậm trễ cơng việc, trong khi Đảng và Nhà nước ta đang cần

tăng cường sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất trong hệ thống hành chính nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương nhà nước.

Với tinh thần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ, cần nghiên cứu để sửa đổi tố chức ban cán sự ở các bộ, ngành Trung ương. Đã có Ban Cán sự đảng Chính phủ, đã có nhiều ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương là Thủ tướng, phó thủ tướng và thành viên Chính phủ, khơng cần thiết phải lập ban cán sự đảng ở bộ, ngành để bảo đảm sự lãnh đạo của Trung ương Đảng đối với các bộ, ngành. Về mặt Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần và có thể làm việc trực tiếp với các đồng chí ủy viên Trung ương và cán bộ cấp cao của Đảng là người đứng đầu bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo Quy chế làm việc của các bộ, bộ trưởng phải bàn bạc, trao đổi ý kiến với các thứ trưởng trước khi quyết định các chủ trương quan trọng. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan của Chính phủ, phải tổ chức một cách dân chủ và nghiêm túc việc lấy ý kiến của các thứ trưởng, của đảng ủy cơ quan và những cán bộ có trách nhiệm liên quan trước khi quyết định các vấn đề tổ chức và nhân sự.

- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ trong tồn bộ hệ thống chính trị là một trong những nguyên tắc và nhiệm vụ chủ yếu của Đảng cầm quyền. Nhưng cần có một chế độ trách nhiệm rõ ràng cho ban cán sự đảng và các cán bộ cao cấp của Đảng giữ cương vị chủ chốt trong Chính phủ trong việc quản lý, sử dụng cán bộ.

Về phân cấp quản lý cán bộ, cần đề cao trách nhiệm của ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ và Ban Cán sự đảng Chính phủ trong việc đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ và giải quyết các vấn đề về cán bộ. Việc bố trí, đề bạt cán bộ phụ trách các cơ quan của Chính phủ phải qua sự nghiên cứu, xem xét của nhiều tổ chức đảng, nhiều ban của Đảng. Đó là cần thiết, thể hiện sự cẩn trọng trong công tác cán bộ. Nhưng khi đánh giá, bố trí một cán bộ dưới quyền quản lý trực tiếp về mặt nhà nước của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, thì cần đặt ý kiến của Thủ tướng và Ban Cán sự đảng Chính phủ ở

vi trí trọng yếu. Vì Thủ tướng và các phó thủ tướng có điều kiện đánh giá tư tưởng, trình độ, năng lực của cán bộ lãnh đạo bộ, ngành qua hành động và kết quả công việc thực tế. Lãnh đạo công tác cán bộ trong bộ máy nhà nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng cầm quyền, đồng thời người đứng đầu Chính phủ phải chịu trách nhiệm đầy đủ trước Đảng và Nhà nước về đội ngũ cán bộ trong bộ máy của mình.

Đảng cầm quyền nhất thiết phải cử những cán bộ Đảng có năng lực và uy tín lãnh đạo các cơ quan chính quyền, nhưng khơng phải bất kỳ vị trí cơng tác nào trong chính quyền cũng phải do cấp ủy viên đảm nhiệm, không phải

bộ, ngành nào cũng cần có người đứng đầu và ủy viên Trung ương.

Tiêu chuẩn cán bộ quản lý nhà nước có những điều khác với tiêu chuẩn cán bộ làm công tác Đảng. Người cán bộ lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước ngồi những u cầu chung về phẩm chất, đạo đức, năng lực lãnh đạo

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w