Kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 117 - 123)

- Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Chính phủ và các

3.3.3.1. Kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư

a. Kiến nghị Bộ Chính trị ban hành các quy chế, quy định sau. Thứ nhất: Quy chế Giám sát trong Đảng.

Việc xây dựng và ban hành Quy chế Giám sát trong Đảng cần theo hướng mở rộng phạm vi, chủ thể và đối tượng giám sát trong Đảng. Cụ thể, bổ sung theo hướng:

- Về phạm vi (nguyên tắc), hiện nay mới quy định "giám sát từ trên xuống" cần phải có "giám sát từ trên xuống và từ dưới lên" nghĩa là tổ chức đảng cấp dưới được quyền giám sát tổ chức đảng cấp trên và các thành viên của tổ chức đảng cấp trên để bảo đảm mở rộng dân chủ trong công tác giám sát; bảo đảm việc thực hiện giám sát trong Đảng được tồn diện, đầy đủ, có hiệu quả hơn. Cần quy định cụ thể chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp, thẩm quyền và trách nhiệm giám sát của tổ chức đảng cấp dưới đối với tổ chức đảng cấp trên.

- Ngoài chủ thể giám sát như hiện hành cần bổ sung cả ban cán sự đảng, đảng đoàn và chi uỷ cũng là chủ thể giám sát. Ban cán sự đảng, đảng đồn thực hiện cơng tác giám sát thuận lợi hơn và tốt hơn so với công tác kiểm tra.

Thực tế cho thấy, chi uỷ là một tổ chức đảng, do chi bộ bầu ra, được cấp uỷ cấp trên trực tiếp chuẩn y…Chi ủy đề ra chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát hằng năm; báo cáo sơ kết, tổng kết công tác hằng năm…của chi bộ. Do đó, chi uỷ cũng cần phải là chủ thể giám sát để nâng cao trách nhiệm, chất lượng hoạt động của chi uỷ.

- Ngoài đối tượng giám sát như hiện hành cần bổ sung các tổ chức sau cũng là đối tượng giám sát của Đảng:

Một là, cơ quan chính trị, cơ quan xây dựng lực lượng các cấp trong

Quân đội nhân dân (kể cả bộ đội biên phịng) và Cơng an nhân dân. Những tổ chức này được Điều lệ Đảng quy định và được giao thực hiện một số mặt công tác đảng trong quân đội nhân dân và trong lực lượng công an nhân dân. Nhưng trong Quy định và Hướng dẫn của Bộ Chính trị về đối tượng giám sát chưa quy định các tổ chức này là đối tượng giám sát trong Đảng. Vì vậy, các tổ chức này phải là đối tượng giám sát, phải chịu sự giám sát của Đảng. Cần nghiên cứu quy định cụ thể chủ thể giám sát và nội dung giám sát đối với các cơ quan này theo hướng:

+ Ban Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương giám sát Tổng cục Chính trị và Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

+ Cấp uỷ, Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Đảng uỷ Cơng an Trung ương giám sát cơ quan chính trị của các đơn vị cấp dưới trực tiếp thuộc Bộ Quốc phịng và Bộ Cơng an.

+ Cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra tỉnh, thành uỷ giám sát cơ quan chính trị thuộc cơ quan quân sự, cơ quan bộ đội biên phịng và cơ quan cơng an cùng cấp...

Hai là, chi uỷ chi bộ trong đảng bộ cơ sở và đảng bộ bộ phận.

Ba là, các tổ chức (không phải là tổ chức đảng) do cấp ủy các cấp lập ra. Thứ hai: Quy chế Dân chủ trong Đảng.

Tư tưởng về dân chủ gắn liền với tư tưởng về Nhà nước pháp quyền. Đảng ta lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Quy chế Dân chủ trong Đảng là đặc biệt quan trọng, phù hợp với tư tưởng nhà nước pháp quyền và quan điểm của Đảng ta. Có thực sự dân chủ thì cơng tác kiểm tra, giám sát mới có chất lượng, hiệu quả, hơn nữa đối với nước ta chính sự dân chủ trong Đảng sẽ thúc đẩy q trình dân chủ ngồi xã hội và chỉ khi đó mới thực hiện đúng bản chất "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ".

Thứ ba: Quy định Giám sát các ban đảng Trung ương.

Các ban đảng Trung ương có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong việc tham mưu giúp Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các mặt cơng tác theo chức năng, nhiệm vụ của từng ban. Chính sự hoạt động và tham mưu của các ban đảng ở Trung ương là biểu hiện tập trung nhất thể hiện sự đổi mới hoạt động của Đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và tồn xã hội.

Vì vậy, việc xây dựng và ban hành "Quy định Giám sát các ban đảng Trung ương" có vị trí và tác dụng rất quan trọng nâng cao trình độ tham mưu của các ban đảng Trung ương, đồng thời thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên các ban đảng Trung ương.

Thứ tư: Quy định Giám sát UBKT Trung ương.

UBKT Trung ương là cơ quan chuyên trách về công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chấp hành Trung ương, thực hiện các nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định và nhiệm vụ Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao; tham mưu cho Trung ương về cơng tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Trong thực tiễn, ủy ban kiểm tra là lực lượng nồng cốt, chủ công trong thực hiện công tác giám sát. Về lý luận, khi đó rất dễ dẫn đến lạm quyền hoặc lộng quyền, do vậy rất cần phải có "Quy định Giám sát Ủy ban Kiểm tra Trung ương".

Thứ năm: Quy định Giám sát Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư và cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.

Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư và đội ngũ cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có vị trí đặc biệt quan trọng và vai trị quyết định: trong lãnh đạo, chỉ đạo ở tầm vĩ mô về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phịng, đối nội, đối ngoại,… của đất nước. Có thể nói, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư và đội ngũ cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có vai trị quyết định đến sự tồn vong của Đảng và của chế độ ta. Mặt khác, sự trong sạch, tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ này có sức lan tỏa rộng và là tấm gương lớn, giàu sức thuyết phục cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân noi theo.

Vì vậy, việc xây dựng và ban hành "Quy định Giám sát Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư và cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý" là rất cần thiết và quan trọng.

Thứ sáu: Quy định cụ thể chế độ cấp uỷ viên các cấp, nhất là bí thư,

phó bí thư, lãnh đạo tổ chức đảng phải định kỳ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về cơng tác kiểm tra, giám sát để có nhận thức đúng, nắm vững... từ đó lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát có chất lượng, hiệu quả.

Thứ bảy: Quy định giám sát quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.

Về lý luận, khi một người hoặc một tổ chức mà có quyền lực càng cao, càng tuyệt đối thì hủ hóa càng gia tăng. Do vậy cần phải có quy định giám sát việc thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước đối với những tổ chức và đảng viên, cán bộ có quyền trình, thẩm định, phê duyệt dự án, chính sách, cơng tác cán bộ...

Thứ tám: Quy trình giám sát của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính

trị, Ban Bí thư.

Thứ chín: Đề nghị Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì,

phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và ngành chức năng xây dựng đề án nghiên cứu về mơ hình tổ chức đảng đồn, ban cán sự đảng và đảng ủy ở các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương. Cách tổ chức như hiện nay có nhiều điểm bất cập, trong một cơ quan, đơn vị có 2 tổ chức đảng: đảng ủy và ban cán sự đảng, nên chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; cơ chế, mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với ban cán sự đảng còn nhiều điểm chưa rõ, hiệu quả chưa cao; vai trò cấp ủy đảng nhiều nơi chưa phát huy tác dụng nhất là trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và cơng tác cán bộ.

Thứ mười: Tăng thẩm quyền cho ủy ban kiểm tra các cấp theo hướng:

- Ủy ban kiểm tra cấp trên được chỉ đạo đối với cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

- Quyết định tạm đình chỉ các chức vụ trong Đảng, đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp ủy viên cấp dưới theo thẩm quyền xử lý kỷ luật, nếu thấy đảng viên, cấp ủy viên đó có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, cản trở, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra, giám sát hoặc bị cơ quan pháp luật khởi tố, tạm giam, truy tố.

- Quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới trái các quy định của Đảng và của cấp ủy cấp trên.

- Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, khi phát hiện đảng viên có vi phạm pháp luật, ủy ban kiểm tra yêu cầu cơ quan pháp luật xem xét, giải quyết theo phân cấp quản lý cán bộ và quy định của pháp luật.

b. Kiến nghị Ban Bí thư ban hành các quy chế, quy định sau.

Thứ nhất: Ban Bí thư giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp

với các cơ quan có thẩm quyền và ngành chức năng xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của đảng bộ cấp trên cơ sở, đảng bộ có đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở. Đồng thời bổ sung, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức cơ sở đảng trong các bộ, ngành Trung ương theo hướng đảng bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác cán bộ và lãnh đạo các đồn thể quần chúng, theo tính chất ba mơ hình tổ chức cơ sở đảng là: Đảng bộ ở các bộ, ngành có ban cán sự đảng; đảng bộ ở các ban, ngành, đồn thể, tổ chức hội có đảng đồn; đảng bộ ở những cơ quan, đồn thể, tổ chức hội khơng có đảng đồn, ban cán sự đảng cho phù hợp với tổ chức các cơ quan Trung ương hiện nay, trình Ban Bí thư xem xét quyết định.

Thứ hai: Quy chế nhân dân giám sát tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên.

Điều 8 Hiến pháp của nước ta đã ghi rõ: "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;…"; Điều lệ Đảng cũng đã khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tơn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của

nhân dân;…". Như vậy, các cơ sở pháp lý cao nhất của Nhà nước và của

Đảng ta, đều quy định, dù ở góc độ người cơng dân, cán bộ hay người đảng viên thì đều chịu sự giám sát của nhân dân.

Thứ ba: Tiếp tục ban hành các quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra

Trung ương với các tổ chức đảng, cơ quan ở Trung ương có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.

Thứ tư: Quy định về chế độ bảo mật, quản lý, khai thác, sử dụng, cung

Thứ năm: Quy định về cơng khai hóa các chế độ, chính sách để cán bộ,

đảng viên và nhân dân giám sát.

Thứ sáu: Quy chế tiếp nhận, xử lý ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các

đồn thể chính trị - xã hội về nhận xét, góp ý, phê bình tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên.

Thứ bảy: Sửa đổi chế độ, chính sách và thể chế thành các quy định của

luật và nhà nước đối với cấp ủy, cán bộ chuyên trách công tác đảng trong các bộ, ngành Trung ương theo hướng các chức danh lãnh đạo của cấp ủy và cán bộ chuyên trách ít nhất cũng bằng các chức danh lãnh đạo của chính quyền cùng cấp. Đối với các đảng bộ cấp cơ sở trở lên trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, tài chính bảo đảm hoạt động cơng tác đảng được ghi trong mục lục ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị. Cấp ủy đảng được xây dựng kế hoạch và bảo vệ kế hoạch tài chính năm theo các quy định chung.

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 117 - 123)