ĐỊNH HƯỚNG BẢO ĐẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 94 - 98)

- Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Chính phủ và các

3.2. ĐỊNH HƯỚNG BẢO ĐẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN

TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NUỚC CẤP TRUNG ƯƠNG

- Kiểm tra, giám sát đối với Nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương nói riêng là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ thường xuyên của Đảng, trước hết là nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, do UBKT Trung ương trực tiếp tiến hành. Tổ chức đảng, đảng viên phải nghiêm chỉnh phục tùng kỷ luật của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng. Cơng tác kiểm tra, giám sát phải chủ động phịng ngừa, ngăn chặn xảy ra khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên; tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ. Thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát, "giám sát phải mở rộng", "kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm"; kịp thời phát hiện nhân tố mới để phát huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm ngay từ lúc mới manh nha. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm đã kiểm tra, kết luận để răn đe và giáo dục.

- Cấp ủy các cấp trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương tích cực, chủ động và đích thân kiểm tra, giám sát tồn diện các mặt

công tác của đảng bộ mình, tập trung đi sâu vào kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành nguyên tắc tập trung, dân chủ và quy chế làm việc, củng cố đoàn kết nội bộ, giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và trách nhiệm của cán bộ chủ chốt và người đứng đầu. Chỉ đạo xem xét, giải quyết các vụ việc bức xúc, nổi cộm tại địa phương, đơn vị mình; xử lý nghiêm minh theo pháp luật và Điều lệ Đảng những cán bộ, đảng viên có vi phạm.

- Chúng ta nhận thức rằng Đảng ta là Đảng cầm quyền, có vai trị lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội, mọi lĩnh vực đều phải được kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng ở những vị trí quan trọng, lĩnh vực nhậy cảm thì càng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, khơng có "vùng cấm" trong cơng tác này. Do vậy tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên ở các bộ, ngành Trung ương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của Đảng, những nơi thường dễ xảy ra vi phạm, nơi có dấu hiệu ban hành chính sách trái với nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước và bao che sai phạm của cấp dưới; kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, kịp thời phát hiện nhân tố mới để phát huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm ngay từ lúc mới manh nha.

- Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là một bộ phận quan trọng trong tồn bộ cơng tác xây dựng Đảng, là một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện, là biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh lộng quyền, quan liêu - một trong những nguy cơ của một đảng cầm quyền, góp phần làm cho tổ chức đảng và đảng viên hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị, xây dựng tổ chức đảng và tư cách, phẩm chất cộng sản của đảng viên, đồng thời chống và kiên quyết xử lý với những vi phạm kỷ luật đảng đến mức phải xử lý kỷ luật, dù ở bất cứ cương vị nào. Mỗi cuộc kiểm tra phải có mục đích cụ thể và kết luận rõ ràng là: phát hiện, kết luận và biểu dương

những mặt tốt; ngăn ngừa, hạn chế những biểu hiện tiêu cực; phát hiện và xử lý cơng minh, chính xác, kịp thời những vi phạm kỷ luật đảng.

Công tác kiểm tra của Đảng cũng như hoạt động của UBKT Trung ương và UBKT các cấp phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng đảng. Cần thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ đảng đối với công tác kiểm tra và uỷ ban kiểm tra phải nghiêm chỉnh chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo đó. Cần nắm vững và thực hiện tốt phương pháp cơ bản có tính ngun tắc, tư tưởng chỉ đạo của công tác kiểm tra là “chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả”; phương chân thi hành kỷ luật đảng là “cơng minh, chính xác, kịp thời” và triển khai thực hiện tốt vào hoạt động thực tiễn. Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền thì việc tăng cường kiểm tra từ dưới lên, mà nội dung bao hàm cả vấn đề nhân dân giám sát tổ chức đảng và đảng viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong tình trạng tham nhũng không giảm, ngày càng phổ biến với mức độ ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, cần phân định rành mạch giữa nội dung, đối tượng kiểm tra của Đảng với nội dung, đối tượng kiểm tra, điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa khen thưởng và thi hành kỷ luật trong Đảng. Khi kiểm tra kết luận được tổ chức đảng, đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì phải kỷ luật, nhưng phát hiện được những nhân tố mới tích cực, có thành tích phải biểu dương, khen thưởng. Đây cũng là một đặc trưng của công tác kiểm tra đảng không chỉ phát hiện vi phạm để ngăn ngừa mà cịn phát hiện nhân tố mới, tích cực, biểu dương, khen thưởng để nhân rộng, tạo nên phong trào thi đua mới.

- Công tác giám sát của Đảng là vấn đề mới, do vậy từng bước hoàn thiện cơ chế và chế tài giám sát từ quan điểm, nội dung, chủ thể, đối tượng và phương thức giám sát. Đây là vấn đề rất quan trọng vì lý luận phải đi trước để dẫn đường cho thực tiễn. Việc hồn thiện này chính là tạo cơ sở pháp lý, chính trị cho cơng tác giám sát; đồng thời nâng cao nhận thức của toàn Đảng về cơng tác giám sát và nâng cao vai trị, trách nhiện của các cấp ủy đảng, đặc

biệt là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giám sát của Đảng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng tổ chức đảng theo hướng công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ, đúng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng. Cùng với việc hồn thiện cơng tác giám sát của Đảng phải hồn thiện cơng tác giám sát của các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, các cơ quan báo chí và sự tham gia giám sát của nhân dân để tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong cơng tác giám sát.

Do vậy, cùng với quá trình tăng cường và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng phải hoàn thiện việc giám sát của Đảng. Việc hồn thiện cơng tác giám sát phải phù hợp với việc hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và yêu cầu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.

- Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện của Đảng, tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, bảo đảm tính khoa học. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, cơ chế hoạt động của ủy ban kiểm tra phù hợp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở đó kiện tồn tổ chức bộ máy, cơng tác cán bộ và cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Đây là điều kiện thiết yếu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Điều lệ Đảng đã bổ sung chức năng, nhiệm vụ giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp, nhưng trong thực tế về tổ chức bộ máy, cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giám sát chưa được bổ sung tương ứng. Ngay tổ chức bộ máy cơ quan UBKT Trung ương và cơ quan UBKT các cấp là cơ quan chuyên trách giúp UBKT thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Đảng nhưng vẫn chưa có bộ phận

chun trách về cơng tác giám sát. Trong khi, cả lý luận và thực tiễn đòi hỏi cán bộ giám sát phải có trình độ chun mơn vừa rộng vừa sâu…Vì vậy, việc kiện tồn tổ chức và cán bộ làm công tác giám sát cần theo hướng: người giám sát khơng dính dáng về lợi ích với tổ chức và người được giám sát; người giám sát có đủ thẩm quyền và trình độ, kinh nghiệm để giám sát.

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 94 - 98)