Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, trước hết là người đứng đầu cấp uỷ các bộ, ngành trong các cơ quan hành chính nhà

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 103 - 106)

- Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Chính phủ và các

3.3.1.2. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, trước hết là người đứng đầu cấp uỷ các bộ, ngành trong các cơ quan hành chính nhà

người đứng đầu cấp uỷ các bộ, ngành trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương về cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong tình hình hiện nay

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra, cán bộ, đảng viên trong các bộ, ngành Trung ương về vị trí, vai trị, ý nghĩa, tác dụng của cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng; vai trị, trách nhiệm của các cấp uỷ trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; trách nhiệm của các tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra, của cán bộ, đảng viên đối với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức đối với nhiệm vụ công tác này.

Bằng nhiều biện pháp, hình thức cụ thể, thiết thực, tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên trong các bộ, ngành Trung ương về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền. Bảo đảm cho cấp uỷ, tổ chức đảng thấy được kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng phải bảo đảm khách quan, toàn diện, đúng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng. Công tác kiểm tra và giám sát phải được thực hiện từ trên xuống và từ dưới lên. Nâng cao nhận thức, trước hết từ cấp uỷ, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu phải có nhận thức đúng, thực sự coi trọng, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Các cấp ủy viên, một mặt, thực hiện tốt việc tham mưu cho cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, mặt khác, phải thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc phạm vi phụ trách theo sự phân công của cấp ủy.

Trước mắt, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội của Đảng, các quy định của Bộ Chính trị về thi hành Điều lệ Đảng và Hướng dẫn thực hiện về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII, Điều lệ Đảng; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố X) về "Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng"; Các quy định, quyết định, quy chế của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về cơng tác xây dựng Đảng nói chung, cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng nói riêng, tập trung vào một số nội dung sau:

Một là, cấp uỷ, tổ chức đảng, các bộ, ngành Trung uơng nhận thức rõ ý

nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị chứ khơng chỉ là nhiệm vụ riêng của cấp ủy hay UBKT. Kiểm tra không chỉ để kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên mà điều quan trọng là ngăn chặn, giáo dục không để khuyết điểm nhỏ trở thành khuyết điểm lớn, không để vi phạm nhỏ trở thành vi phạm nghiêm trọng, không để vi phạm của một người thành vi phạm của nhiều người, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng góp phần quan trọng trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Hai là, tăng cường chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT các cấp uỷ

trong các bộ, ngành Trung ương chú trọng việc xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch cơng tác kiểm tra tồn khóa, hằng năm gắn với việc quán triệt thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT Trung ương và cấp ủy, UBKT cấp trên. Xác định rõ những nội dung trọng tâm, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, bám sát vào các nội dung trong nghị quyết và tình hình thực tế của từng đảng bộ để tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát. Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo đúng chương trình, kế hoạch. Định kỳ cấp ủy nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, cho ý kiến chỉ đạo về kết quả hoạt động của UBKT.

Ba là, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ

kiểm tra, giám sát được UBKT tham mưu, cấp ủy các cấp thường xuyên rút kinh nghiệm để chỉ đạo, điều hành, bám sát các nội dung kiểm tra, giám sát nêu trong chương trình kiểm tra tồn khóa, hằng năm. Trong cơng tác sơ kết 6 tháng, hàng năm, nhiệm kỳ phải tiến hành kiểm điểm kết quả thực hiện các nội dung kiểm tra, giám sát. Qua tổng kết, kịp thời biểu dương khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; đồng thời phê bình, nhắc nhở cảnh báo đơn vị chưa thực hiện tốt nhiệm vụ công tác này.

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị, mục đích, ý nghĩa, tác dụng của cơng tác kiểm tra, giám sát cho các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp, cán bộ, đảng viên là yêu cầu cấp thiết của công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát trong tình hình hiện nay. Có nhận thức đúng mới có thể thực hiện đúng, đầy đủ, sát hợp, có kết quả cơng tác kiểm tra, giám sát; mới đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra của việc thực hiện nhiệm vụ cơng tác xây dựng Đảng. Từ đó, cấp ủy các cấp, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cấp ủy viên mới thực sự coi trọng và tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chấp hành nghiêm chỉnh khi được kiểm tra, giám sát; chú trọng củng cố, kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát; quan tâm đúng mức việc phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với tổ chức đảng và đảng viên, tạo chuyển biến mạnh mẽ về cơng tác này trong tình hình hiện nay. Từ sự chuyển biến về nhận thức, hành động của cấp ủy sẽ thúc đẩy chuyển biến nhận thức và hành động của các tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra, cán bộ kiểm tra các cấp, chi bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên; đồng thời tác động tích cực đến các tổ chức nhà nước, đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong việc tham gia kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên. Qua đó, tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, của cấp ủy các cấp trong việc nâng cao chất lượng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 103 - 106)