Đối với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 123 - 127)

- Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Chính phủ và các

3.3.3.2. Đối với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

UBKT Trung ương cần xây dựng, ban hành các quy định, quy trình sau: a. Quy định về chế độ thống kê, báo cáo công tác kiểm tra, giám sát của Đảng để các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp báo cáo về tình hình và kết quả kiểm tra, giám sát thống nhất trong toàn Đảng.

b. Quy trình giám sát chuyên đề của Ủy ban Kiểm tra Trung ương để ủy ban kiểm tra các cấp vận dụng ban hành quy trình giám sát ở cấp mình.

c. Biên soạn, bổ sung vào tài liệu huấn luyện nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng các bài về công tác giám sát, cụ thể là bài sau:

- Bài 1: Công tác giám sát của các cấp ủy đảng. - Bài 2: Công tác giám sát của các tổ chức đảng. - Bài 3: Công tác giám sát của chi bộ.

Vì, trong tài liệu nghiệp vụ hiện hành mới có bài cơng tác giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp.

d. Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương , Bộ Nội vụ và các ngành chức năng quy định một số tiêu chí để bố trí cán bộ chun trách cơng tác đảng, UBKT của các tổ chức đảng trong các bộ, ngành Trung ương trình cấp có thẩm quyền quyết định để thực hiện.

KẾT LUẬN

- Trong quá lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát và giữ gìn kỷ luật của Đảng. Điều lệ Đảng, các văn kiện cũng như thực tế hoạt động của Đảng đã thể hiện rõ vị trí, vai trị quan trọng cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Đảng xác định kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo, gắn liền một cách tất yếu với quá trình lãnh đạo của Đảng, vì lãnh đạo khơng chỉ là việc xây dựng đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, mà còn là việc tổ chức thực hiện và bố trí, phân cơng nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân và việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ ấy.

- Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối, nghị quyết, bằng công tác tổ chức cán bộ và kiểm tra, giám sát việc Nhà nước thực hiện chấp hành đường lối, nghị quyết như thế nào, thông qua tổ chức đảng trong các cơ quan Nhà nước và thông qua các cơ quan chuyên trách của hệ thống Đảng. Mục tiêu lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là phát huy vai trò của Nhà nước trong việc thể chế hố, tổ chức thực hiện có hiệu quả những quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phịng, đối ngoại... Mục tiêu quản lý của Nhà nước là biến toàn bộ quan điểm chỉ đạo của Đảng trên các phương diện tương ứng nói trên trở thành hiện thực.

- Để thực thi vai trị lãnh đạo của mình thời gian qua Đảng đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với Nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương nói riêng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT Trung ương và cấp uỷ, tổ chức đảng, UBKT cấp uỷ trong các bộ, ngành Trung ương đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng; các chương trình, dự án; quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản; chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm và cơng tác cán bộ; xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên có sai phạm, góp phần phịng ngừa, ngăn chặn vi phạm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thúc đẩy

thực hiện nhiệm vụ chính trị. Qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, bảo đảm hoạt động quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Ngày nay bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh là đòi hỏi cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Vì thế nhiệm vụ cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với Nhà nước nói chung và kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương nói riêng là nhiệm vụ có vị trí, vai trị quan trọng cần đổi mới và tăng cường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan này, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Trên cơ sở tiếp cận các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, quy định của Đảng ta về công tác kiểm tra, giám sát; qua tổng hợp, phân tích các báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo thống kê của các cấp ủy, tổ chức đảng, của UBKT Trung ương và UBKT các cấp về công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng, đảng viên trong các bộ, ngành Trung ương nhiệm kỳ qua và việc khảo sát một số tổ chức đảng về thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát thời gian qua; đề tài đã đề cập, luận giải và đề ra quan điểm, định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các bộ, ngành Trung ương ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thể hiện trên nội dung cụ thể như sau:

+ Trình bày rõ một số khái niệm về kiểm tra, giám sát và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Trên cơ sở đó phân tích và làm rõ cơ sở lý luận của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng về vị trí, vai trị, tác dụng, nội dung, phương thức, nhân tố ảnh hưởng và điều kiện bảo đảm thực thi công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của Nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương nói riêng.

+ Khái qt sự ra đời hình thành, phát triển cũng như mơ hình tổ chức và quá trình hoạt động của UBKT và cơ quan UBKT Trung ương, cũng như chức năng nhiệm vụ, mơ hình tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương. Đồng thời đánh giá thực trạng phương thức lãnh đạo và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, cùng với những tác động của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương. Qua đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm.

+ Từ lý luận và thực trạng công tác kiểm tra, giám sát, đề xuất một số giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, có nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, đổi mới nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, cùng với việc xây dựng mối quan hệ phối hợp và hoàn thiện các quy định của Đảng và Nhà nước phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương... Những giải pháp này rất bổ ích trong việc nâng cao chất lượng và mang tính lý luận về cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng nói chung và cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với các cơ quan hành chính nhà nuớc Trung ương nói riêng. Cùng với các kiến nghị đề cập trong đề tài cần được các cấp có thẩm quyền triển khai thành các đề án cụ thể để nâng cao tính khả thi của các kết quả nghiên cứu.

- Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao nhận thức và lý luận để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương thời gian tới. Song đây là vấn rất lớn mang tầm lý luận và thực tiễn, trên phương diện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, trong điều kiện Đảng cầm quyền, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định cần phải tiếp tục nghiên cứu, luận giải và bổ sung hoàn chỉnh./.

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w