- Các cơ quan hành chính nhà nước: là một trong bốn phân hệ cơ quan của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được gọi chung là các cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan trực thuộc. - Các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương: là các cơ quan trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, bao gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Trong đó, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương là những cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, trực tiếp tổ chức và quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi cả nước. Do vậy hoạt động của các cơ quan này có tầm quan trọng đặc biệt, quản lý điều hành mang tính định hướng vĩ mơ, tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Nhà nước trên mọi lĩnh vực.
a. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng và các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ. Số phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định.
b. Các bộ và cơ quan ngang bộ:
+ Các bộ gồm có: Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Cơng thương, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.
+ Các cơ quan ngang bộ: Uỷ ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phịng Chính phủ.
Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ, cơ quan ngang bộ, phụ trách một số cơng tác của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc về công tác được giao phụ trách. Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ tham gia vào hoạt động của tập thể Chính phủ; tham dự các phiên họp của Quốc hội khi Quốc hội xem xét về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc về công tác được giao phụ trách.