kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp Trung ương
Điều 4 Hiến pháp của nước ta đã xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều kiện quan trọng nhất, cơ bản nhất đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo định hướng của Đảng có một số đặc trưng cơ bản mà hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng phải nắm vững và tuân theo.
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, những quan hệ cơ bản, nhất là quan hệ lãnh đạo và quản lý, phải được thể chế hoá - cả về quyền hạn lẫn trách nhiệm. Đảng vừa là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, vừa là người lãnh đạo hệ thống đó. Đảng là người lãnh đạo xây dựng Hiến pháp và pháp luật, nhưng Đảng cũng là một tổ chức chính trị, một bộ phận hữu cơ của xã hội; do đó, trong tổ chức và hoạt động của mình, Đảng phải tuân thủ đúng pháp luật, đảng viên và các tổ chức đảng không được đứng trên, đứng ngoài pháp luật. Hơn nữa, sự hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên không phải chỉ chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng mà còn chịu sự kiểm tra, giám sát của quần chúng và các tổ chức xã hội.
Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và tồn bộ hệ thống chính trị, nhưng Đảng cũng là thành viên trong hệ thống chính trị, mọi hoạt động của Đảng đều nằm trong khn khổ của Hiến pháp và pháp luật; Đảng khơng đứng trên hoặc đứng ngồi pháp luật. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với Nhà nước địi hỏi phải có sự đổi mới phù hợp với những quy định mới của Hiến pháp, pháp luật và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền của các cơ quan nhà nước trong thời kỳ mới, vừa để bảo đảm cho sự lãnh đạo chặt chẽ, toàn diện và đúng định hướng của Đảng, vừa bảo đảm sự quản lý, chỉ đạo, điều hành một cách chủ động, sáng tạo của bộ máy nhà nước trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, vừa bảo đảm quyền làm chủ và quyền dân chủ thật sự của nhân dân được thực hiện và phát huy.
Đảng viên, cán bộ của Đảng trong các bộ, ngành Trung uơng cũng là công dân vừa phải chấp hành Điều lệ, nghị quyết của Đảng vừa phải tuân thủ nghiêm Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Hơn nữa trong giai đoạn đổi mới hiện nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân đòi hỏi người đảng viên trước hết phải là người công dân tốt, làm trịn nghĩa vụ người cơng dân và được hưởng quyền lợi cơng dân. Do đó, sự điều chỉnh hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng đối với đảng viên, cán bộ trong nội bộ Đảng cũng phải có sự đổi mới thích ứng, phù hợp giữa kỷ luật trong Đảng với kỷ cương, pháp luật ngoài xã hội. Sự phù hợp giữa kỷ luật trong nội bộ Đảng với kỷ cương luật pháp ngoài xã hội là nhân tố cốt yếu bảo đảm lãnh đạo thành công sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước của Đảng.