Mục đích, ý nghĩa cơng kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)

Theo Lênin, mục đích cao nhất của cơng tác kiểm tra, giám sát là nhằm: hồn thiện quy trình lãnh đạo của Đảng, bao gồm các khâu: ra quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra; phát hiện người tốt, việc tốt; ngăn ngừa vi phạm, giữ gìn kỷ luật của Đảng; góp phần thực hiện có kết quả cao nhất các nghị quyết đã đề ra và xây dựng, củng cố tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Từ đó xác định ý nghĩa và tác dụng lớn nhất của công tác kiểm tra, giám sát là để: sửa chữa, uốn nắn cơng việc, ngăn ngừa thiếu sót và sai lầm. Nghĩa là ngăn ngừa trước hoặc giảm bớt ảnh hưởng của những khuynh hướng tiêu cực trên cơ sở phân tích có hệ thống về chất lượng nội dung hoạt động của cá nhân và tổ chức, kiểm tra, giám sát tạo ra tinh thần trách nhiệm cao và kỷ luật nghiêm ở mỗi cán bộ, đảng viên, mặt khác kiểm tra sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh "chống chủ nghĩa quan liêu, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy óc sáng kiến, nhằm phát hiện, lột mặt nạ và đuổi ra khỏi Đảng những kẻ lén lút chui vào Đảng" [25, tr.109].

Hồ Chí Minh đánh giá rất cao ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát, Người đã chỉ rõ: Làm mà khơng kiểm tra thì khơng biết kết quả ra sao, khơng hiểu sai lệch thế nào để kịp thời sửa chữa và nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn pha. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm, khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong cơng việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Theo Người, các cấp, các ngành nếu tổ chức tốt việc kiểm tra, giám sát thì khơng chỉ giúp cho lãnh đạo nắm chắc chất lượng đội ngũ cán bộ, ngăn ngừa khuyết điểm, sai lầm, giúp đỡ sửa chữa kịp thời mà còn huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân.

Thông qua công tác kiểm tra, giám sát giúp cho Đảng nắm chắc được tình hình lãnh đạo, để xem xét những nghị quyết, chỉ thị của mình có được thi hành khơng, thi hành có đúng khơng, biết rõ được ưu điểm và khuyết điểm của các mệnh lệnh và nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước đã ban hành.

Hồ Chí Minh khẳng định, có kiểm tra mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu; mới biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của các cơ quan... Và đặc biệt, muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho qua chuyện chỉ có một cách là khéo kiểm tra, giám sát. Kiểm tra khéo thì bao nhiêu khuyết điểm lịi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định sẽ bớt đi.

Kiểm tra giúp chúng ta biết được ở cấp dưới, ở cơ sở, có những nơi cán bộ phụ trách khơng tốt, thiếu tinh thần phục vụ nhân dân, làm những điều xấu xa, cũng chính nhờ có sự đơn đốc kiểm tra của Đảng và nhân dân thì những phần tử đầu cơ vào Đảng "sẽ bị lật ra và Đảng sẽ thành trong sạch, kiểu mẫu, thành tâm thành ý phụng sự nhân dân, cách mạng và tất cả đảng viên mới thành người kiểu mẫu, đoàn kết giúp đỡ được anh em ngồi Đảng. Hồ Chí Minh đã khẳng định: Nếu tổ chức sự kiểm tra cho chu đáo, thì cơng việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm. Kiểm tra đến nơi, đến chốn không chỉ giúp cho lãnh đạo đi sát thực tế, nắm chắc tình hình, cảnh báo, nhắc nhở, ngăn ngừa khuyết điểm, sai lầm, "kịp thời phát hiện và phổ biến những kinh nghiệm tốt và kịp thời uốn nắn những nhược điểm, những khuyết điểm", đồng thời củng cố uy tín, lịng tin của nhân dân đối với Đảng.

Yêu cầu đối với công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, có như vậy mới khắc phục được tình trạng "nghị quyết một đường, thi hành một nẻo". Theo Người, kiểm tra là liều thuốc hữu hiệu nhất để chữa các chứng bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy của những cơ quan, cán bộ thích làm việc bằng giấy tờ thật nhiều, ngồi một nơi chỉ tay năm ngón; thích ngồi bàn giấy hơn là đi xuống cơ sở để hiểu đúng thực tế, kiểm tra việc thi hành chính sách, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Người đặc biệt phê phán cách lãnh đạo mà quên mất kiểm tra, là một sai lầm rất to, rất có hại, khơng đi sát phong trào, khơng hiểu rõ được tình hình bên dưới làm cho phần nhiều chủ trương không thi hành được đến nơi, đến chốn, vì thế mà có tình

trạng "đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị" mà cơng việc vẫn khơng chạy, "có mắt mà khơng thấy suốt, có tai mà khơng nghe thấu, có chế độ mà khơng giữ đúng, có kỷ luật mà khơng nắm vững...". Qua đó đặc biệt nhấn mạnh: đối với cơng tác xây dựng Đảng thì cơng tác kiểm tra, giám sát càng có tầm quan trọng đặc biệt vì kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức.

Như vậy mục đích cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với Nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương là nhằm hồn thiện quy trình lãnh đạo của Đảng, bao gồm các khâu: ra quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra ngăn ngừa vi phạm, giữ gìn kỷ luật của Đảng; góp phần thực hiện có kết quả cao nhất các nghị quyết đã đề ra và xây dựng, củng cố tổ chức đảng, bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w