phần tạo ra thế và lực mới của đất nước. Phát triển quan hệ với các nước láng
giềng; thiết lập và nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác quan trọng. Hoàn thành phân giới cắm mốc trên đất liền với Trung Quốc; tăng dày hệ thống mốc biên giới với Lào; hoàn thành một bước phân giới cắm mốc trên đất liền với Campuchia; bước đầu đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc và thúc đẩy phân định biển phía Tây Nam với các nước liên quan. Tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; đảm nhiệm tốt vai trị Uỷ viên khơng thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; đóng góp quan trọng vào việc xây dựng cộng đồng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) và Hiến chương ASEAN, đảm nhiệm thành cơng vai trị Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện các nước Đông Nam á (AIPA). Quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân, đảng cánh tả, đảng cầm quyền và một số đảng khác; hoạt động đối ngoại nhân dân tiếp tục được mở rộng. Công tác về người Việt Nam ở nước ngồi đạt kết quả tích cực. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; đối thoại cởi mở, thẳng thắn về tự do, dân chủ, nhân quyền.
Nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ký kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với một số đối tác quan trọng; mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác; góp phần quan trọng vào việc tạo dựng và mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn tài trợ quốc tế khác.
- Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của được nâng lên. Đã tăng
cường một bước tổ chức và hoạt động của Chính phủ các bộ ngành, chính quyền các cấp hiệu lực và hiệu quả được nâng lên.
b. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tác động tích cực vào việc đổi mới tổ chức bộ máy và hoạt động, tăng cường cải cách hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương.
Thực hiện đường lối đổi mới tồn diện đất nước, nhiệm kỳ qua Đảng đã có nhiều nghị quyết về đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN mà trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nước bảo đảm tinh gọn, hiệu qủa trong hoạt động điều hành. Để thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 (gọi tắt là chương trình tổng thể). Trên cơ sở đó thơng qua phương thức lãnh đạo bằng kiểm tra và giám sát của Đảng đã lãnh đạo tổ chức thực hiện đạt kết quả tích cực.
- Về cải cách thể chế được xác định là một trong nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính đã đổi mới một bước quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi trách nhiệm của Chính phủ, góp phần tích cực vào việc bổ sung hồn thiện hệ thống thể chế, từng bước tạo môi trường hành lang pháp lý đồng bộ, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Kết quả đã có nhiều bộ luật, pháp lệnh được ban hành để điều chỉnh các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội… Một loạt các luật mới ban hành như Luật
doanh nghiệp, Luật đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài, Luật cạnh tranh, Luật phá sản, Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật thương mại, Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự… đã tạo mơi trường pháp lý thơng thống thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức và công dân trong phát triển sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống xã hội.
Thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, về cơng chức, cơng vụ được chú trọng đổi mới bảo đảm thích ứng với yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện mới. Đã ban hành Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức HĐND và UBND, Luật thanh tra, Pháp lệnh cán bộ, cơng chức; các nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ… Các thể chế hành chính mới đã tiếp tục làm rõ hơn chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, từng cá nhân trong bộ máy hành chính nhà nước, khắc phục dần những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, thẩm quyền, không rõ về trách nhiệm và bước đầu phân tách rõ hơn giữa hoạt động quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh, giữa hoạt động hành chính với hoạt động sự nghiệp, dịch vụ cơng.