Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 90 - 94)

- Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Chính phủ và các

3.1.3. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành

kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước câp Trung ương trong giai đoạn hiện nay

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức làm cho Đảng luôn là một tổ chức chặt

chẽ, thống nhất ý chí và hành động. Song, trong điều kiện cầm quyền, hiện nay một số cán bộ, đảng viên xa dân, ngại dân, không muốn đối thoại với dân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện đơng người, vượt cấp vẫn khá phổ biến. Có nơi cán bộ, đảng viên làm sai được quần chúng góp ý, phê bình thì bị trù dập. Đặc biệt, vẫn cịn tình trạng mất đồn kết trong nội bộ Đảng. Mặc dù Đảng và Nhà nước rất chú trọng và có nhiều biện pháp đấu tranh chống tham nhũng nhưng tình trạng tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp và nghiêm trọng hơn - từ lĩnh vực kinh tế, đã lan sang cả lĩnh vực văn hoá, giáo dục, hoạt động từ thiện…đặc biệt nghiêm trọng là nó đã tràn vào cả các cơ nhà nước, trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương, mà đây là các cơ quan nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Các phần tử tham nhũng chẳng những làm tổn hại lớn tài sản của tập thể và Nhà nước mà điều nguy hại hơn là làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, vào bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Nạn tham nhũng luôn gắn liền với tệ quan liêu, tạo điều kiện cho bọn cơ hội chính trị và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta từ bên trong, từ suy thoái về đạo đức sẽ dẫn đến suy thối về tư tưởng chính trị, dẫn đến nguy cơ làm thay đổi bản chất hoặc thậm chí mất cả chế độ mà Đảng và nhân dân đã tốn bao công sức, xương máu mới giành và xây dựng được như ngày nay. Có chống được tham nhũng thì mới xây dựng được Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Đồng thời, với tham nhũng và tệ quan liêu thì các tệ nạn xã hội và các loại tội phạm cũng có chiều hướng gia tăng. Điều đáng lưu tâm, hiện nay đã xuất hiện các băng nhóm tội phạm lớn, hoạt động táo bạo và trắng trợn theo kiểu xã hội đen, dưới sự bao che của một số cán bộ, đảng viên tha hoá, cho nên cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này phải tiếp tục một cách bền bỉ, kiên quyết để từng bước đẩy lùi các tệ nạn, thanh tốn các loại tội phạm có tổ chức. Cán bộ, đảng viên vi phạm phải xử lý nghiêm minh.

Tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, cơ chế đã được ban hành. Tiến hành mạnh mẽ các biện pháp làm trong sạch bộ

máy nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khố X). Nạn tham nhũng có nguồn ni dưỡng là do cơ chế "xin - cho" cịn nặng; quản lý tài chính cơng sơ hở, lỏng lẻo; trình tự, thủ tục đầu tư, đấu thầu các dự án cịn nhiều bất hợp lý và dễ lợi dụng; cơng tác thanh tra, giám sát kinh tế thiếu chặt chẽ… Bên cạnh, việc kiên quyết đấu tranh chống các hành vi tham nhũng, cần khẩn trương giải quyết dứt điểm các vụ nổi cộm, bức xúc và tích cực đổi mới thể chế kinh tế, cải cách thủ tục hành chính, chỉnh sửa các văn bản pháp quy, bổ sung các quy chế về quản lý tài chính và chi tiêu ngân sách cũng như việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên. Điều quan trọng nhất là phải xác định được nguồn gốc các tài sản của cán bộ, đảng viên. Đối với nước ta, việc xác định nguồn gốc tài sản của cán bộ, đảng viên là dễ và rất đơn giản, bởi lẽ tham nhũng lớn, giàu có bất chính nhanh, chủ yếu phát sinh trong trên 20 năm đổi mới vừa qua, hơn nữa khi kết nạp đảng viên, hoặc đề bạt cán bộ thì nói chung tổ chức có thẩm quyền đã nắm chắc và rất rõ lai lịch và nhân thân cán bộ, đảng viên.

Công tác tổ chức, cán bộ của Đảng còn nhiều yếu kém, bất cập. Nhưng, hiện nay:

Việc tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp, sử dụng và đánh giá cán bộ cịn nhiều thiếu sót, có khi dựa vào một số quan niệm cũ, định kiến và theo cảm tính; cách làm thiếu quy hoạch, khơng sâu sát, khơng theo đúng quy trình, chưa dân chủ lắng nghe ý kiến của quần chúng và tập thể. Công tác quản lý cán bộ, đảng viên thiếu chặt chẽ. Chưa tích cực phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ có đức, có tài [8, tr.79]. Một số cán bộ, trong đó có cả cán bộ cao cấp khơng cịn giữ được phẩm chất cách mạng, tư cách của người đảng viên cộng sản, thậm chí có nơi vẫn đề bạt những cán bộ khơng đủ tiêu chuẩn. Trong xây dựng Đảng nói chung và cơng tác cán bộ nói riêng của một đảng cầm quyền như Đảng ta thì trong giai đoạn cách mạng mới, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải giữ vai trị quyết định ngăn chặn khơng để ba hạng người sau chui luồn vào đội ngũ cán

bộ lãnh đạo. Đó là: những người cơ hội về chính trị; những người tha hoá đạo đức, lối sống, tham nhũng, quan liêu và những người bất tài, khơng có năng lực, trí tuệ nên khơng có chính kiến, ba phải, dựa dẫm vào người khác để tồn tại.

Tóm lại, trong điều kiện xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; yêu cầu xây dựng dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ mới thì nhiều vấn đề búc xúc đã và vẫn đang nảy sinh trong hoạt động của Đảng, nhất là nạn tham nhũng, tệ quan liêu; sự suy thối về tư tưởng chính trị, thối hố về đạo đức, lối sống; bất cập về trí tuệ... đã bộc lộ ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ở mọi ngành, mọi cấp nên đã làm tổn hại đến uy tín và thanh danh của Đảng. Vấn đề mất đồn kết nội bộ, mất dân chủ và vơ kỷ luật trong Đảng vẫn là những vấn đề nóng bỏng ở nhiều nơi, làm giảm lịng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Đây chính là nguy cơ bên trong rất nguy hiểm đến sự tồn vong của Đảng và sự sống còn của chế độ, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ 4 nguy cơ mà đất nước phải đối mặt trong đó có nạn tham nhũng và tệ quan liêu. Đại hội đã thẳng thắn nhận định: "Tình trạng tham nhũng, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta" [8, tr.76].

Có những nguy cơ, như nạn tham nhũng, tệ quan liêu chỉ gắn liền với những người có chức, có quyền trong bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị hoặc tổ chức kinh tế - xã hội, mà ở nước ta hầu hết những người này là đảng viên của Đảng, chịu sự kiểm tra của Đảng. Điều đó chứng tỏ việc thực hiện công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới.

Trước tình hình trên và xuất phát từ các yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, Đảng ta phải tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Để góp phần vào sự nghiệp trên, cùng với việc tiếp tục đổi mới công tác xây dựng Đảng, phải đổi mới, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, đặc biệt là kiểm tra việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Đích thân cấp uỷ các cấp từ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đến các chi uỷ phải lãnh đạo, chỉ đạo và tự tiến hành công tác kiểm tra, giám sát chỉ có như vậy cơng tác kiểm tra, giám của Đảng mới đạt hiệu quả cao trong hoạt động điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương.

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 90 - 94)