Giải pháp về điều kiện bảo đảm nâng cao công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 112 - 117)

- Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Chính phủ và các

3.3.2.2. Giải pháp về điều kiện bảo đảm nâng cao công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà

giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương

a. Kiện tồn tổ chức bộ máy của UBKT Trung ương, cơ quan UBKT Trung ương; cấp uỷ, UBKT cấp uỷ trong các bộ, ngành Trung ương và tăng cường cán bộ kiểm tra, giám sát bảo đảm tương xứng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong tình hình hiện nay.

Cùng với quá trình đổi mới hệ thống tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý phải đồng thời đổi mới bộ máy kiểm tra, giám sát và xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát đủ về số lượng và bảo đảm về chất lượng, ngang tầm với nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong tình hình mới.

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cần kiện toàn bộ máy và cán bộ chun trách có năng lực, bản lĩnh, trình độ và phương pháp công tác. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp, cấp ủy cần quan tâm quy hoạch ủy viên ủy ban kiểm tra của cấp mình ổn định ít nhất là một nhiệm kỳ và xây dựng bộ máy cơ quan giúp việc ủy ban kiểm tra phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, bảo đảm đủ số lượng cán bộ với chất lượng đáp ứng nhiệm vụ được giao.

(1). Kiện toàn tổ chức bộ máy UBKT đủ số lượng, bảo đảm chất lượng; kiện toàn cơ quan UBKT Trung ương và cấp uỷ, UBKT cấp uỷ trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương bảo đảm hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

UBKT (hiện tại do cấp uỷ cùng cấp bầu ra) và cơ quan giúp việc UBKT các cấp (do uỷ UBKT tuyển dụng, bổ nhiệm). Đây là lực lượng chủ công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Đảng.

- Đối với UBKT Trung ương: số lượng thành viên UBKT Trung ương từ 19 đến 21 đồng chí đều là chun trách, trong đó khoảng một phần ba là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Chủ nhiệm UBKT là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.

- Đối với UBKT các cấp uỷ (cấp trên cơ sở và cấp uỷ được giao quyền cấp trên cơ sở) trong các bộ, ngành Trung ương: số thành viên và cơ cấu quy định như hiện nay, ủy viên kiêm chức gồm đại diện lãnh đạo ban tổ chức là cấp ủy viên cùng cấp và vụ chuyên ngành thuộc cơ quan, đơn vị. Đồng chí chủ nhiệm ủy ban kiểm tra là ủy viên ban thường vụ, đồng chí phó chủ nhiệm thường trực là cấp ủy viên cùng cấp.

- Bố trí một cán bộ kiểm tra chuyên trách cho uỷ ban kiểm tra đảng uỷ cơ sở ở những tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan, đơn vị có từ 300 đảng viên trở lên để có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

- Ở đảng đoàn, ban cán sự đảng các bộ, ngành bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc và tổ chức bộ máy của ban cán sự đảng, đảng đồn các cơ quan hành chính nhà nước, nhất là vai trị lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của đảng đoàn, ban cán sự đảng.

- Nghiên cứu thực hiện thí điểm mơ hình đơn vị giúp việc cơ quan uỷ ban kiểm tra thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát để rút kinh nghiệm, thực hiện trong toàn Đảng theo hướng: ở UBKT Trung ương có Cục Giám sát; ở các cấp uỷ có tổ hoặc bộ phận giám sát.

(2). Xây dựng hồn thiện các quy định về cơng tác tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt, sử dụng và luân chuyển để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

- Xây dựng, hoàn thiện các quy định về công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, sử dụng và chính sách cán bộ kiểm tra; quy định tiêu chuẩn cán bộ theo ngạch, bậc của ngành kiểm tra, tiêu chuẩn và chế độ trách nhiệm chức danh cán bộ kiểm tra các cấp; quy tắc ứng xử của cán bộ kiểm tra, để tăng cường quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ kiểm tra có đủ bản lĩnh, dũng khí và trình độ chun mơn trong thực hiện nhiệm vụ.

Cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp chỉ đạo UBKT, trước hết là Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo UBKT Trung ương xây dựng hồn thiện các quy định, quy chế: Quy định về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát; Quy định về những điều cán bộ kiểm tra phải làm và không được làm; Quy định về chế độ trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát (kể cả trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm gián tiếp); Quy định về chế độ trách nhiệm của cán bộ kiểm tra, giám sát theo dõi lĩnh vực, địa bàn; Quy định về văn hóa ứng xử của cán bộ làm cơng tác kiểm tra, giám sát.

- Thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cán bộ kiểm tra của uỷ ban kiểm tra từ cấp trên cơ sở và Đảng uỷ được giao quyền cấp trên cơ sở trở lên để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc kết luận của Ban Bí thư về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp về làm công tác kiểm tra và luân chuyển cán bộ kiểm tra các cấp sang công tác ở các ngành, các cấp để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ kiểm tra theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

(3). Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng, có năng lực thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

- Xây dựng quy hoạch thành viên UBKT các cấp cho mỗi nhiệm kỳ đại hội Đảng để bảo đảm việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong ngành

kiểm tra cho nhu cầu trước mắt và lâu dài. Từng bước thực hiện việc giới thiệu nhân sự để bầu thành viên UBKT các cấp theo quy hoạch, khắc phục cơ bản tình trạng bị động, lúng túng trong việc kiện toàn ủy ban kiểm tra các cấp. - Tăng cường cán bộ nghiên cứu, tham mưu về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ở các cấp bảo đảm về phẩm chính chính trị, năng lực, trình độ và kinh nghiệm cơng tác.

- Có chính sách hợp lý để thu hút được cán bộ có năng lực, trình độ, có tâm huyết, bản lĩnh về làm cơng tác kiểm tra, giám sát, bao gồm: chính sách về nhà ở; chế độ đãi ngộ, chế độ hệ số lương, phụ cấp…

Thực hiện chính sách đặc thù đối với cán bộ kiểm tra, trước mắt điều chỉnh bất hợp lý về lương của thành viên UBKT từ cấp huyện trở lên; thay thế chế độ hưởng phụ cấp nghề bằng hưởng hệ số lương như cơng an, qn đội; có chế độ phụ cấp đối với cán bộ kiểm tra kiêm nhiệm;...

- Đổi mới công tác quản lý cán bộ của ngành kiểm tra. Trên cơ sở quy định tiêu chuẩn, chức danh ngạch kiểm tra, UBKT Trung ương tiếp tục chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan có liên quan tổ chức thi nâng ngạch kiểm tra viên chính, cao cấp cho cán bộ đang làm cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong toàn quốc. Tiến tới giao UBKT Trung ương quản lý toàn diện đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có tính chun nghiệp cao và là một nghề đặc thù.

b. Tăng cường đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc cho công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, gắn với cải cách thủ tục hành chính, lề lối làm việc trong thực hiện cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

- Cấp uỷ các cấp quan tâm đầu tư, tạo điều kiện về nguồn lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc bảo đảm cho hoạt động của UBKT và cơ quan UBKT các cấp.

- Thiết lập và hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của toàn Đảng và của Ngành Kiểm tra Đảng, bao gồm cả về

dự báo, về kết quả kiểm tra, giám sát, về xử lý tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo quy định nhằm phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sơ kết, tổng kết, nghiên cứu, dự báo về công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

- Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho cơng tác nghiên cứu, dự báo về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

c. Thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

- Trước mắt, cần thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) là: "Đổi mới việc sơ kết, tổng kết thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của các cấp ủy. Hằng năm, cuối nhiệm kỳ, cấp ủy các cấp từ Trung ương đến cơ sở, trước hết là người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp chỉ đạo tổng kết thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng ở cấp mình" [12, tr.83].

- Tập trung đầu tư nghiên cứu lý luận, kết hợp với tổng kết thực tiễn để đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền những chủ trương, quan điểm, định hướng về công tác xây dựng Đảng nói chung, cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng nói riêng.

- Tập trung đầu tư nghiên cứu cả ở tầm vĩ mô và vi mô; tăng khả năng dự báo về tình hình vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, nhất là những vi phạm mới do tác động của tồn cầu hố, cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế. Chú trọng nghiên cứu các chủ trương, biện pháp, cơ chế chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên.

- Đi sâu nghiên cứu thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát để hoàn chỉnh chế độ, phương pháp, kỹ năng, quy trình nghiệp vụ của từng loại hình nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thanh tra theo chuyên ngành để thực hiện theo hướng chuyên nghiệp.

- Chú trọng nghiên cứu nâng cao chất lượng dự báo, đề xuất các chủ trương, biện pháp chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, cán bộ, công chức.

- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống phân tích, đánh giá phục vụ cơng tác nghiên cứu, dự báo được kịp thời; xây dựng hệ thống công cụ thống kê, phân tích, lập các báo cáo về cơng tác kiểm tra, giám sát bảo đảm khoa học, chính xác, thống nhất, có chất lượng.

- Nghiên cứu hình thức thành lập UBKT các cấp theo hướng do đại hội đảng cùng cấp bầu và sáp nhập cơ quan thanh tra, cơ quan phòng, chống tham nhũng vào cơ quan kiểm tra cùng cấp theo mơ hình, cơ chế "một nhà hai cửa" để nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực của công tác kiểm tra, giám sát.

- Xây dựng đề án nghiên cứu tổng thể về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng để tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cụ thể hố ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả trong tồn Đảng.

- Định kỳ, UBKT Trung ương, UBKT các cấp tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác kiểm tra, giám sát theo các khu vực, lĩnh vực, hoặc thông qua kết quả giải quyết những vụ việc nghiêm trọng để giúp UBKT các cấp và cán bộ kiểm tra học tập kinh nghiệm chung, vận dụng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Phối hợp trao đổi kinh nghiệm công tác giám sát của Đảng với công tác giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; công tác kiểm tra, giám sát của UBKT các cấp với công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, đồn thể chính trị - xã hội để học tập kinh nghiệm, vận dụng cho phù hợp và phối hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

3.3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra, giám sát của đảng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở việt nam hiện nay (Trang 112 - 117)