Vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 28 - 31)

- Một là, chủ thể thẩm định có quyền đánh giá những ưu điểm, hạn chế

1.1.3. Vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

một bên là chủ thể thẩm định: Quá trình nghiên cứu dự thảo, các quy định pháp luật liên quan, chuẩn bị việc thẩm định làm phát sinh mối quan hệ giữa chủ thể thẩm định với cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản QPPL hoặc với các chủ thể khác (trong trường hợp chủ thể thẩm định mời các luật gia và các chuyên gia am hiểu vấn đề chun mơn tham gia vào qua trình thẩm định dự thảo văn bản).

1.1.3. Vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạmpháp luật pháp luật

Theo quy định tại Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 thì quy trình xây dựng văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh từ khâu lập dự kiến Chương trình và thơng qua Chương trình xây dựng văn bản QPPL; soạn thảo văn bản QPPL; lấy ý kiến về dự thảo văn bản QPPL; thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản QPPL; thảo luận và thông qua dự thảo văn bản QPPL; công bố văn bản QPPL, đã khẳng định thẩm định dự thảo văn bản QPPL là một công đoạn rất quan trọng, cần thiết và khơng thể thiếu trong q trình lập quy của địa phương. Đây có thể được coi là cơng đoạn cuối cùng trước khi cơ quan soạn thảo trình dự thảo quyết định, chỉ thị và dự thảo nghị quyết (do UBND tỉnh trình) với UBND tỉnh, làm cơ sở để UBND tỉnh xem

xét, quyết định thông qua (đối với dự thảo quyết định, dự thảo chỉ thị) hoặc quyết định trình hay khơng trình dự thảo nghị quyết với HĐND tỉnh. Vai trị của hoạt động này được thể hiện trong những khía cạnh sau đây:

Một là, thông qua hoạt động thẩm định sẽ mang lại cho các nhà chuyên

mơn cũng như cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL sự nhìn nhận khách quan hơn về thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục của một dự thảo văn bản QPPL. Ngồi ra, thơng qua hoạt động thẩm định, người thẩm định đưa ra nhận xét, định hướng, chỉ dẫn và cung cấp các thơng tin cần thiết cho cơ quan chủ trì soạn thảo để cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, sửa chữa, chỉnh lý dự thảo hoặc hủy bỏ việc trình dự thảo, vì vậy cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL đưa ra quyết định đúng pháp luật về việc có hay khơng ban hành văn bản QPPL.

Trong thời gian qua, chất lượng văn bản QPPL là một vấn đề bức xúc rất được các nhà khoa học, các nhà quản lý và nhiều đối tượng khác quan tâm, nhất là từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định và xác định rõ nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, ban hành văn bản QPPL với những quy định rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện. Nghị quyết số 48/NQ- TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh “đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, bảo đảm tốt hơn tính dân chủ, pháp chế cơng khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, hoàn thiện pháp luật về quy trình xây dựng, ban hành và cơng bố văn bản QPPL thống nhất cho cả Trung ương và địa phương”; đồng thời, Nghị quyết cũng đề ra giải pháp “đổi mới cơ bản quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng văn bản QPPL” [2]. Trong quy trình xây dựng văn bản QPPL, hoạt động thẩm định có tác dụng như một bộ máy sàng lọc, giúp cho cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản thấy được tổng thể các ưu điểm cũng như những hạn chế

của dự thảo văn bản QPPL. Theo quy định, việc xây dựng dự thảo văn bản QPPL thường được giao cho các cơ quan chun mơn của UBND tỉnh chủ trì soạn thảo nên việc xem xét, đánh giá theo một quy trình nhất định nhằm bảo đảm chất lượng là việc làm không thể thiếu. Trong rất nhiều trường hợp, cơ quan xây dựng dự thảo văn bản QPPL chỉ nhìn thấy những mặt có lợi cho ngành, lĩnh vực mà chưa nhìn thấy cái tổng thể, do đó điều quan trọng là người làm cơng việc thẩm định cần phát hiện và hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung, hồn thiện để làm cho những ý tưởng đó trở thành phổ biến, bảo đảm lợi ích chung của tỉnh và phù hợp với quy định pháp luật.

Hai là, hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL nhằm bảo đảm cho

các QPPL có hình thức thể hiện phù hợp với quy định của pháp luật. Mỗi một dự thảo văn bản QPPL sau khi đã được ký ban hành, thông qua và trở thành văn bản QPPL đều sẽ trở thành nguồn của pháp luật, là bộ phận cấu thành trong hệ thống văn bản QPPL; mỗi điều, khoản của một văn bản QPPL đều chứa các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và phát triển kinh tế. Vì vậy, các QPPL – quy tắc xử sự chung đó phải được thể hiện chính xác nội dung của khn mẫu xử sự. Do đó, cần thơng qua hoạt động thẩm định thì mới bảo đảm được tính đúng đắn của hình thức thể hiện các QPPL, bảo đảm hình thức văn bản QPPL theo quy định của pháp luật.

Ba là, hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL là cơng cụ góp phần

vào việc xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật, vì nó loại bỏ những quy định khơng cần thiết (ngay từ khi cịn là dự thảo) làm cho hệ thống pháp luật bớt cồng kềnh; giảm bớt những quy định chồng chéo, mâu thuẫn; bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền là đề cao vai trò của Hiến pháp, vì vậy hệ thống pháp luật phải bảo đảm tính thống nhất và tuân thủ các quy định về thứ bậc hiệu lực pháp lý, loại trừ việc có nhiều văn bản QPPL quy định

khác nhau về cùng một vấn đề, gây ra sự lúng túng trong hoạt động áp dụng pháp luật và gây khó khăn cho đối tượng thực hiện pháp luật.

Bốn là, chất lượng hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL có tác

động lớn tới trình độ xây dựng pháp luật, tới quy mô của việc thực hiện pháp luật vì nó giúp cho việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL mang tính chuyên nghiệp, được tiến hành bởi một cơ quan chun mơn về pháp luật có khả năng hướng dẫn để chỉnh lý, hoàn thiện một dự thảo văn bản QPPL. Do đó, hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL cịn góp phần làm giảm bớt sự căng thẳng giữa các ý kiến khác nhau của các cơ quan (khi giải quyết những vấn đề mang tính chất liên ngành) bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết và “thiết

kế” lại những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau, đề xuất phương án giải quyết đối

với những vấn đề cịn chưa thống nhất trong q trình soạn thảo dự thảo.

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL có vai trị rất to lớn, hoạt động này không chỉ trực tiếp ảnh hưởng và tác động đến chất lượng, giá trị và hiệu quả văn bản QPPL khi được ban hành, mà nó cịn góp phần ngày càng tạo ra tính hợp Hiến, tính thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w