Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 49)

- Một là, căn cứ vào các văn bản QPPL của Trung ương, Sở Tư pháp tỉnh

2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng, có tổng diện tích tự nhiên là 123.176,43 ha, với 01 thành phố, 07 huyện và 01 thị xã; 137 xã, phường, thị trấn. Tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ- một trong hai vùng phát triển nhất của cả nước ta hiện nay; nằm giáp Thủ thô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, thuận lợi cho việc liên kết, trao đổi, giao lưu hàng hóa, cơng nghệ, lao động;...là điều kiện trở thành trung tâm phát triển của khu vực các tỉnh phía Bắc. Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển, đồng thời có truyền thống cách mạng, đồn kết, có tinh thần đổi mới, sáng tạo trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh- quốc phòng.

Kể từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đã có nhiều chính sách khơi dậy, phát huy hiệu quả các tiềm năng phát triển của các thành phần kinh tế. Trong q trình phát triển, Vĩnh Phúc ln thể hiện sự sáng tạo thông qua việc đưa ra các chính sách mang tính đột phá như: Các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư (Vĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên trong cả nước ban hành chính sách đất dịch vụ để phục vụ cho công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm thu hút đầu tư- Nghị quyết số 15/2004/NQ-HĐND ngày 25/5/2004 của HĐND tỉnh về việc bố trí đất sử dụng làm dịch vụ cho các hộ gia đình bị thu hồi đất nơng nghiệp (năm 2006

đã được Trung ương đưa vào Nghị định số 17/2006/NĐ CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ và trở thành chính sách chung của cả nước); chính sách khuyến nơng- miễn, giảm thủy lợi phí cho các hộ nơng dân sử dụng nước trồng trọt trên địa bàn tỉnh- Nghị quyết số 14/2004/NQ-HĐND ngày 25/5/2004 của HĐND tỉnh về việc miễn, giảm thủy lợi phí cho các hộ nơng dân sử dụng nước trồng trọt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;...). Chính vì vậy, sau 12 năm tái lập tỉnh, từ một tỉnh thuần nông với điểm xuất phát thấp, Vĩnh Phúc đã trở thành một trong những địa phương có mức tăng trưởng GDP cao, nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm bình quân đạt 19 %, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm trở lại đây đạt 15,8%. GDP bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, năm 2010 đạt 1.630USD. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng cơng nghiệp- xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản. Các thành phần kinh tế đã và đang chuyển dịch đúng hướng: Khu vực kinh tế nhà nước giảm, năm 2010 chiếm khoảng 13%; kinh tế tư nhân phát triển nhanh và hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; kinh tế tập thể có bước phát triển đáng kể, từng bước ổn định; kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt cao, giai đoạn 2001-2005 bình quân đạt 2.076,7 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2006-2010 tổng thu ngân sách đạt trên 42.200 tỷ đồng (tăng 4,3 lần so với tổng thu 5 năm giai đoạn 2001-2005), đưa nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 26,4%/năm [16].

Cùng với các chính sách phát triển kinh tế, nhiều chính sách về văn hóa- xã hội, an ninh, quốc phịng cũng đã được ban hành và đi vào cuộc sống, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; an ninh, quốc phịng được củng cố và giữ vững, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội được ổn định; hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở

từng bước được kiện toàn, củng cố; dân chủ thực sự trong mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng được mở rộng và bảo đảm hơn,...

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản như trên, trong quá trình phát triển, Vĩnh Phúc cũng cịn có những khó khăn, thách thức khơng nhỏ, đó là: Q trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực vừa đem lại nhiều cơ hội, đồng thời cũng là thách thức lớn đối với nền sản xuất có xuất phát điểm thấp do áp lực cạnh tranh lớn, trong khi khả năng thích ứng của nền hành chính cũng như của các khu vực kinh tế còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng được u cầu của q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh; cải cách hành chính mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần tích cực tạo lập mơi trường hấp dẫn thu hút đầu tư, song nhìn chung cịn có những hạn chế, bất cập; việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa đã dẫn đến tình trạng ơ nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đối với đời sống của nhân dân;...

Để giải quyết những khó khăn, thách thức trên thì trước tiên đòi hỏi Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Vĩnh Phúc phải có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng phải bền vững; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giữ vững sự ổn định về chính trị, tạo mơi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong đó, việc xây dựng, ban hành hệ thống văn bản QPPL để tạo ra cơ sở pháp lý có ý nghĩa mang tính chiến lược, cùng với đó thì hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh do Sở Tư pháp thực hiện được xác định là một nhiệm vụ quan trọng.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 49)