- Bản tổng hợp ý kiến tham gia dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị; Các tài liệu có liên quan.
1.3.2. Điều kiện bảo đảm cho hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
quy phạm pháp luật
Như ở trên đã phân tích và khẳng định hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL có vai trị rất quan trọng trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Tuy nhiên, hiệu quả cơng tác thẩm định có thật sự đạt được hay khơng lại cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và được quy định bởi các điều kiện như:
Thứ nhất, về đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định: Hoạt động thẩm
định dự thảo văn bản QPPL là một nhiệm vụ có tính chất phức tạp, thể hiện sự khẳng định và mang tính phản biện cao. Do đó, muốn hoạt động này đạt hiệu quả thì địi hỏi đội ngũ những người làm cơng tác thẩm định khơng chỉ có năng lực, chun mơn nghiệp vụ vững vàng mà cịn cần phải được bố trí ổn định để có thời gian nghiên cứu pháp luật một cách có hệ thống và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, cần phải bảo đảm số lượng và chất lượng của đội ngũ này theo nguyên tắc: Ổn định, chuyên nghiệp, tận tâm.
Thứ hai, về kinh phí cho việc thẩm định: Hiện nay, việc quản lý và sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng dựng các văn bản QPPL của HĐND, UBND được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 09/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 15/11/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện cho thấy các quy định về định mức chi tại Thông tư này là chưa phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ xây
dựng, ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND đặt ra, đặc biệt là đối với hoạt động thẩm định dự thảo văn bản: Định mức chi cho hoạt động thẩm định là rất thấp (tối đa 200.000đ/báo cáo thẩm định) và nguồn chi này cũng không độc lập mà cơ bản nằm trong nguồn kinh nghiệp vụ chung hoặc nằm trong nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản QPPL được bố trí trong dự tốn ngân sách nhà nước hàng năm, do đó nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động phục vụ thẩm định như tổ chức họp thẩm định th các chun gia, các nhà khoa học,… là khơng có. Vì vậy, để nâng cao chất lượng của hoạt động thẩm định thì cần phải có cơ chế để bảo đảm kinh phí phục vụ cho hoạt động này.
Thứ ba, về cơ sở vật chất (thông tin, tài liệu, phương tiện,..) phục vụ
cơng tác thẩm định: Do tính chất đặc thù của hoạt động thẩm định (nghiên cứu, xác định sự phù hợp, chưa phù hợp; đưa ra ý kiến phản biện, hướng giải quyết vấn đề) nên muốn có được một kết quả thẩm định có chất lượng thì việc bảo đảm đầy đủ các thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết phục vụ việc nghiên cứu hệ thống pháp luật để đánh giá các nội dung dự thảo văn bản là một điều kiện không thể thiếu.